Trình bày quá trình thành chi bộ đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Đồng Nai. Ý nghĩa của sự kiện này đối với phong trào cách mạng của tỉnh Đồng Nai. chi

Trình bày quá trình thành chi bộ đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Đồng Nai. Ý nghĩa của sự kiện này đối với phong trào cách mạng của tỉnh Đồng Nai. chi tiết càng tốt

0 bình luận về “Trình bày quá trình thành chi bộ đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Đồng Nai. Ý nghĩa của sự kiện này đối với phong trào cách mạng của tỉnh Đồng Nai. chi”

  1. Tháng 2/1935, Chi bộ Đảng lấy tên gọi là Chi bộ Bình Phước – Tân Triều, chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Biên Hoà, hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng được thành lập do đồng chí Hoàng Minh Châu làm bí thư, đồng chí Huỳnh Văn Phan làm phó bí thư.

    Cách mạng tháng Tám 1945 ở Biên Hoà

    Sau khi nhận chủ trương của Xứ uỷ Nam kỳ, Uỷ Ban khởi nghĩa khẩn trương tổ chức và lãnh đạo nhân dân giành chính quyền trong toàn tỉnh. Chỉ trong 2 ngày 24 và 25/8, bộ máy chính quyền thực dân Pháp tại Biên Hoà hầu như đã bị sụp đổ. Thanh niên Tiền phong và tự vệ chiến đấu đã chiếm giữ các công sở, toà bố.

    Vào ngày 23/9/1945, tại nhà hội Bình Trước đã diễn ra sự kiện kịch sử quan trọng: Hội nghị đại biểu tỉnh Biên Hoà quyết định thành lập Tỉnh Uỷ đầu tiên sau khi giành được chính quyền trong toàn tỉnh. Hội nghị cũng đã bầu Ban chấp hành Tỉnh uỷ lâm thời gồm 11 đồng chí (bằng phiếu kín). Đây là một trong những sự kiện lịch sử trọng đại đánh dấu bước phát triển của Đảng bộ Biên Hoà trước khi bước vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân dân khắp nơi trong tỉnh nhiệt liệt hưởng ứng các chủ trương của Đảng bộ đề ra, hết lòng ủng hộ chính quyền cách mạng còn non trẻ vượt gian khổ, chông gai bảo vệ những thành quả vừa giành được.

    Trận tập kích đầu tiên vào thị xã Châu Thành (Biên Hoà) ngày 2-1-1946

    Dưới sự chỉ huy của Trung tướng Nguyễn Bình đêm 1 rạng sáng ngày 2-1-1946 các lực lượng của ta gồm: Vệ quốc đoàn Biên Hoà, Vệ quốc đoàn quận Châu Thành, Liên quân Hóc Môn – Gia Định, Liên chi 2-3 Bình Xuyên đồng loạt nổ súng tiến công vào thành Săng Đá, các tua gác đầu Cầu Gành, nhà máy chưa BIF, các công sở của địch trong tỉnh lỵ Biên Hoà, ga Biên Hoà. Đây là trận tấn công đầu tiên của lực lượng ta ở Nam Bộ khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Trận đánh đã có tiếng vang lớn, đập tan luận điệu tuyên truyền “đã bình định xong Nam Bộ” của thực dân Pháp, cổ vũ động viên tinh thần kháng chiến của toàn dân.

    Trận La Ngà (1-3-1948)

    Lực lượng tham gia chiến đấu là chi đội 10 Biên Hoà, Liên quân 17 của Khu 7, bộ đội du kích huyện đội Châu Thành (Biên Hoà), huyện đội Xuân Lộc.

    Trận đánh diễn ra vào ngày 1-3-1948 trên trận địa dài 9km (từ cây số 104 đến cây số 113), ta đã tiêu diệt 150 tên lính lê dương, 25 sĩ quan Pháp trong đó có 2 tên đại tá, đốt cháy cả đoàn công voa 59 chiếc của Pháp có xe thiết giáp đi đầu.

    Chiến thắng La Ngà là chiến thắng giao thông lớn nhất miền Đông lúc bấy giờ, thu được thắng lợi về quân sự, chính trị rất to lớn.

    Trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên

    Trận đánh do đồng chí Trần Công An chỉ huy vào đêm 18 rạng ngày 19-3-1948 thắng lợi hoàn toàn, ta đã diệt 11 tên địch, thu 8 súng và 20 lựu đạn. Đây là trận đánh với kỹ thuật nguỵ trang bí mật đột nhập căn cứ địch mà chúng không phát hiện, bất ngờ tấn công.

    Từ trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên, Bộ Tư lệnh khu 7 đã mở hội nghị rút kinh nghiệm, hoàn thiện kỹ thuật tiếp cận, trang bị vũ khí phù hợp nhân rộng và đồng loạt tấn công các tháp canh trên các quốc lộ 1, 16, liên tỉnh 16, 24, phá tan “chiến thuật De Latour” của địch.

    Ngày 25-5-1950, đại đội Nguyễn Văn Nghĩa đại đội đặc công đầu tiên ở Đông Nam Bộ ra đời. Kỹ thuật đặc công từ Biên Hoà đã được phổ biến ra khắp miền Đông và cả nước, góp phần lập nên những chiến công giòn giã trong kháng chiến chống Pháp. Ngày 19-3 sau này được lấy làm ngày thành lập binh chủng đặc công.

    Cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp

    Với quyết tâm thoát khỏi nhà tù đế quốc, trở về với Đảng, với nhân dân để tiếp tục chiến đấu, giải phóng dân tộc, 17 giờ 50 phút ngày 02/12/1956, được sự nhất trí của Liên Tỉnh uỷ miền Đông, những chiến sĩ cộng sản trong nhà lao Tân Hiệp dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Trọng Tâm – phụ trách Đảng uỷ nhà tù và một số đồng chí khác đã bất thần làm một cuộc phá xiềng tập thể giải thoát gần 500 đồng chí, đồng bào yêu nước.

    Tuy chưa giải thoát được hết các tù chính trị tại nhà lao nhưng Cuộc phá khám là một tiếng vang lớn lúc bấy giờ đã làm xôn xao cả Lầu Năm góc. Đây là cuộc nổi dậy ngoạn mục của lực lượng tù chính trị, cuộc vượt ngục tập thể lớn nhất, gan dạ nhất chưa từng có trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta.

    Trận đầu diệt Mỹ:

    19 giờ ngày 7-7-1959 một phân đội 5 chiến sĩ đặc công được đơn vị C250 Biên Hoà tiến công vào trụ sở đoàn MAAG. Sau 15 phút tập kích, 2 lính Mỹ bị tiêu diệt (thiếu tá D.Buis và Trung sĩ C. Ovmand). Đây là trận đánh Mỹ đầu tiên của quân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

    Trận đánh đầu tiên vào sân bay Biên Hoà

    23 giờ 20 phút đêm 31 tháng 10 năm 1964, bão lửa từ các khẩu đội cối 81 ly, pháo D9KZ 75 ly, pháo bộ binh 70 ly của ta dội lên đầu thù. Ta đã bắn cháy, làm hư hại nặng 59 máy bay các loại trong đó có 21 máy bay ném bom chiến lược B57 Mỹ vừa đưa sang, 11 phóng pháo cơ Xcaraiđơ,… 1 kho đạn pháp 105 ly, 1 đài quan sát sân bay, nhiều sĩ quan kỹ thuật, binh lính địch bị chết.

    Chiến thắng sân bay Biên Hoà đã làm rung chuyển cả Lầu Năm góc, mở đầu cho hàng loạt trận tấn công vào sân bay chiến lược Biên Hoà sau này của các lực lượng vũ trang giải phóng, hỗ trợ đắc lực cho toàn chiến trường miền Nam giành thắng lợi.

    Trận đánh Tổng kho Long Bình:

    Ngày 23-6-1966 bộ đội đặc công đánh vào Tổng kho gây thiệt hại nặng cho địch, huỷ diệt 40.000 quả đạn pháo các loại. Đây là trận đánh đặc công đầu tiên của đặc công Biên Hoà, mở đầu cho hàng loạt trận đánh sau này. Cuối năm 1966 vào các tháng 10, 11, 12 bộ đội đặc công U1 đã 3 lần tấn công Tổng kho Long Bình, phá huỷ 353.000 đạn pháo và các loại bom. Đêm 3-2-1967 bộ đội đặc công U1 đột nhập Tổng kho đặt mìn hẹn giờ, làm nổ tung 40 dãy kho, phá huỷ 800.000 quả đạn pháo.

    Chiến dịch Xuân Lộc

    1 giờ sáng ngày 21-4-1975, quân ta mở đợt tấn công cuối cùng, nhưng toàn bộ Sư đoàn 18 nguỵ đã rút chạy khỏi Xuân Lộc từ 10 giờ đêm 20-4. Trên hướng tỉnh lộ số 2, đại đội 41 quân giải phóng chặn đánh tàn quân địch bắt sống hàng trăm tên, trong đó có Đại tá Phạm Văn Phúc, tỉnh trưởng Long Khánh. 8 giờ sáng ngày 21-4-1975, nguỵ quân, nguỵ quyền Thị xã Long Khánh tháo chạy, tan rã hoàn toàn. Tuyến phòng thủ cuối cùng của địch bị đập tan, cửa ngõ tiến quân vào Sài Gòn của đại quân ta ở hướng đông được mở, kết thúc chiến dịch lịch sử Xuân Lộc. Sau thất bại ở Xuân Lộc, ngày 23-4-1975, Tổng thống Mĩ tuyên bố: “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã chấm dứt đối với người Mĩ”.

    Chiến dịch tiến công Xuân Lộc thắng lợi đã đập tan “Cánh cửa thép”, cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, làm rung chuyển cả hệ thống phòng thủ còn lại của địch ở xung quanh Sài Gòn. Thắng lợi của chiến dịch Xuân Lộc đã tạo một địa bàn tập kết thuận lợi, cho các binh đoàn chủ lực tiến công vào Sài Gòn từ hướng Đông, một thế trận mới rất có lợi làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà vào ngày 30/4/1975.

    Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng toàn tỉnh

    Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực hiện phương châm chỉ đạo “các địa phương nổi dậy, xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện”, các địa phương trong tỉnh lần lượt nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân.

    Ngày 20-3-1975, giải phóng Tân Phú, Định Quán

    Ngày 21-4-1975, giải phóng Long Khánh, Xuân Lộc.

    Ngày 28-4-1975, giải phóng Thống Nhất

    Ngày 29-4-1975, giải phóng Long Thành, Nhơn Trạch

    Ngày 30-4-1975, giải phóng Biên Hoà, Vĩnh Cửu, quân dân Biên Hoà chiếm Toà hành chính, giải phóng hoàn toàn quê hương, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 21 năm, mở ra kỉ nguyên mới cho đất nước: Độc lập, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội.

    Ý nghĩa:Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.

    Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Marx-Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, là sự kiện gắn liền với tên tuổi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

    Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã có Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ 20, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam.

    Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn sau này.

    Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong suốt 85 năm qua.

    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

    # học tottttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttt #

    Bình luận

Viết một bình luận