Trình bày quá trinh thành lập đảng , ý nghĩa của việc thành lập đảng ? ( giúp em với ạ em sắp thi rồi ạ )
0 bình luận về “Trình bày quá trinh thành lập đảng , ý nghĩa của việc thành lập đảng ? ( giúp em với ạ em sắp thi rồi ạ )”
BỐI CẢNH
– Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ của một chính đảng duy nhất.
– Trong năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, gây nên tình trạng thiếu thống nhất, đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ.
– Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. Trước tình hình trên Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở về Hương Cảng triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Đảng.
– Ngày 6/1/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
Ý NGHĨA
– Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử.
– Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
– Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN:
+ Đảng trở thành Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng
+Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo.
+Là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của CMVN
+Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
– ngày 17/6/1929 đại biểu của tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp tại đại hội quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ của đảng
– tiếp đó th8/1929 các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và ở Nam Kì cũng quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng
– sự ra đời của 2 tổ chức trên đã tác động mạnh mẽ đến Tâm Việt Cách mạng đảng, các đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên nên một số người đã tách ra để thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn ( th9/1929), như vậy đến th9/1929 ở Việt Nam đã có tới ba tổ chức cộng sản lần lượt tuyên bố độc lập
– sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam, các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dưng cơ sở đảng tại nhiều địa phương, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của nông dân chống sưu cao thuế nặng, chống cướp ruộng đất với phong trào bãi khóa của học sinh, bãi thị của tiểu thương.. tạo nên một làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc khắp cả nước
– tuy nhiên ba tổ chức cộng sản trên hoạt động riêng rẽ tranh giành ảnh hưởng với nhau, nếu để tình hình đó kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn vì vậy với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản( Quốc tế thứ ba ) Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức cộng sản đó thành một đảnh duy nhất lấy tên là Đảng Công sản Việt Nam
– ngày 6/1/1930 hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp tại Hương Cảng ( Trung Quốc ) Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản chủ trì hội nghị, tham gia hội nghị có hai đại biểu Đông Dương Cộng sản đảng, hai đại biểu An Nam Cộng sản đảng và hai đại biểu ngoài nước, hội nghị nhất trí việc thống nhất các tổ chức cộng sản lại thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
– sau hội nghị hợp nhất, ngày 24/2/1930, tổ chức Đông Dương Cộng sản liên đoàn cũng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam
– sau này thông qua Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp năm 1960 quyết định lấy tên 3/2 hằng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng
– tóm lại Đảng Cộng sản Việt Nam được hợp nhất bởi Nguyễn Ái Quốc từ ba tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng ( th6/1929 ), An Nam Cộng sản đảng (th8/1929 ) Đông Dương Cộng sản liên đoàn ( th9/1929 ) và ngày 3/2/1930 được coi là ngày thành lập Đảng
Ý nghĩa:
Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
– Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
– Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối giải phóng dân tộc.
– Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
– Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
BỐI CẢNH
– Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ của một chính đảng duy nhất.
– Trong năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, gây nên tình trạng thiếu thống nhất, đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ.
– Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. Trước tình hình trên Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở về Hương Cảng triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Đảng.
– Ngày 6/1/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
Ý NGHĨA
– Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử.
– Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
– Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN:
+ Đảng trở thành Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng
+Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo.
+Là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của CMVN
+Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
Hoàn cảnh:
– ngày 17/6/1929 đại biểu của tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp tại đại hội quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ của đảng
– tiếp đó th8/1929 các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và ở Nam Kì cũng quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng
– sự ra đời của 2 tổ chức trên đã tác động mạnh mẽ đến Tâm Việt Cách mạng đảng, các đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên nên một số người đã tách ra để thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn ( th9/1929), như vậy đến th9/1929 ở Việt Nam đã có tới ba tổ chức cộng sản lần lượt tuyên bố độc lập
– sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam, các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dưng cơ sở đảng tại nhiều địa phương, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của nông dân chống sưu cao thuế nặng, chống cướp ruộng đất với phong trào bãi khóa của học sinh, bãi thị của tiểu thương.. tạo nên một làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc khắp cả nước
– tuy nhiên ba tổ chức cộng sản trên hoạt động riêng rẽ tranh giành ảnh hưởng với nhau, nếu để tình hình đó kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn vì vậy với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản( Quốc tế thứ ba ) Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức cộng sản đó thành một đảnh duy nhất lấy tên là Đảng Công sản Việt Nam
– ngày 6/1/1930 hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp tại Hương Cảng ( Trung Quốc ) Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản chủ trì hội nghị, tham gia hội nghị có hai đại biểu Đông Dương Cộng sản đảng, hai đại biểu An Nam Cộng sản đảng và hai đại biểu ngoài nước, hội nghị nhất trí việc thống nhất các tổ chức cộng sản lại thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
– sau hội nghị hợp nhất, ngày 24/2/1930, tổ chức Đông Dương Cộng sản liên đoàn cũng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam
– sau này thông qua Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp năm 1960 quyết định lấy tên 3/2 hằng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng
– tóm lại Đảng Cộng sản Việt Nam được hợp nhất bởi Nguyễn Ái Quốc từ ba tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng ( th6/1929 ), An Nam Cộng sản đảng (th8/1929 ) Đông Dương Cộng sản liên đoàn ( th9/1929 ) và ngày 3/2/1930 được coi là ngày thành lập Đảng
Ý nghĩa:
Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
– Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
– Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối giải phóng dân tộc.
– Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
– Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.