Trình bày sự phân hóa của Xã Hội Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu 20
0 bình luận về “Trình bày sự phân hóa của Xã Hội Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu 20”
Tình hình thế giới
Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa).Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh,đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường.Đóchính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc. Đến năm 1914, các nước đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật chiếm một khu vực thuộc địa rộng 65 triệu km2 với số dân 523,4 triệu người (so với diện tích các nước đó là 16,5 triệu km2 và dân số 437,2 triệu). Riêng diện tích các thuộc địa của Pháp là 10,6 triệu km2 với số dân 55,5 triệu (so với diện tích nước Pháp là 0,5 triệu km2 và dân số 39,6 triệu người)1.(1. Xem V.I. Lênin:Toàn tập,Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.27, tr. 478.)
Chủ nghĩa đế quốc xuất khẩu tư bản, đầu tư khai thác thuộc địa đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản chính quốc, trước hết là tư bản lũng đoạn; làm cho quan hệ xã hội của các nước thuộc địa biến đổi một cách căn bản. Các nước thuộc địa bị lôi cuốn vào con đường tư bản thực dân. Sự áp bức và thôn tính dân tộc của chủ nghĩa đế quốc càng tăng thì mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa thực dân càng gay gắt, sự phản ứng dân tộc của nhân dân các thuộc địa càng quyết liệt. Và chính bản thân chủ nghĩa đế quốc xâm lược, thống trị các thuộc địa lại tạo cho các dân tộc bị chinh phục những phương tiện và phương pháp để tự giải phóng. Sự thức tỉnh về ý thức dân tộc và phong trào đấu tranh dân tộc để tự giải phóng khỏi ách thực dân, lập lại các quốc gia dân tộc độc lập trên thế giới chịu tác động sâu sắc của chính sách xâm lược, thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, sự thức tỉnh của các dân tộc châu á cùng với phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ Cách mạng 1905 ở Nga đã tạo thành một cao trào thức tỉnh của các dân tộc phương Đông. Hàng trăm triệu người hướng về một cuộc sống mới với ánh sáng tự do.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Đối với nước Nga, đó là cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì đó còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách mạng “nước Nga là nhà tù của các dân tộc”. Cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành công, các dân tộc thuộc địa của đế quốc Nga được giải phóng và được hưởng quyền dân tộc tự quyết, kể cả quyền phân lập, hình thành nên các quốc gia độc lập và quyền liên hợp, dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết (1922). Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng về sự giải phóng dân tộc bị áp bức đã “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”1(1. Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.8, tr. 562.).Nó làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập. Tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920),Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấnđề dân tộc và vấnđề thuộc địacủa V.I. Lênin được công bố. Luận cương nổi tiếng này đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản, nhiều đảng cộng sản trên thế giới đã được thành lập.
Tình hình thế giới đầy biến động đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ViệtNam.
Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ViệtNam
Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây, từ năm 1858thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm ViệtNam. Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh.
Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế ViệtNamcó sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới. Nhưng thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến. Chúng kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch. Chính vì thế, nước ViệtNamkhông thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế ViệtNambị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
Về chính trị,chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từtoàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án…; biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai. Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu. Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó với nước Lào và nước Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ; giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.
Về văn hóa, chúng thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti,vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị.
Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình xã hội ViệtNam. Sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc hơn.
Giai cấpđịa chủ phong kiếnđã tồn tại hơn ngàn năm. Chủ nghĩa tư bản thực dân được đưa vào ViệtNamvà trở thành yếu tố bao trùm, song vẫn không xóa bỏ mà vẫn bảo tồn và duy trì giai cấp địa chủ để làm cơ sở cho chế độ thuộc địa. Tuy nhiên, do chính sách kinh tế và chính trị phản động của thực dân Pháp, giai cấp địa chủ càng bị phân hóa thành ba bộ phận khá rõ rệt: tiểu, trung và đại địa chủ. Có một số địa chủ bị phá sản. Vốn sinh ra và lớn lên trong một quốc gia dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, lại bị chính sách thống trị tàn bạo về chính trị, chèn ép về kinh tế, nên một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ không chịu nỗi nhục mất nước, có mâu thuẫn với đế quốc về quyền lợi dân tộc nên đã tham gia đấu tranh chống thực dân và bọn phản động tay sai.
Giai cấp nông dânchiếm khoảng 90% dân số. Họ bị đế quốc, phong kiến địa chủ và tư sản áp bức, bóc lột rất nặng nề. Ruộng đất của nông dân đã bị bọn tư bản thực dân chiếm đoạt. Chính sách độc quyền kinh tế, mua rẻ bán đắt, tô cao, thuế nặng, chế độ cho vay nặng lãi… của đế quốc và phong kiến đã đẩy nông dân vào con đường bần cùng hóa không lối thoát. Một số ít bán sức lao động, làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền hoặc bị bắt đi làm phu tại các thuộc địa khác của đế quốc Pháp. Còn số đông vẫn phải gắn vào đồng ruộng và gánh chịu sự bóc lột vô cùng nặng nề ngay trên mảnh đất mà trước đây là sở hữu của chính họ.
Vì bị mất nước và mất ruộng đất nên nông dân có mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến, đặc biệt sâu sắc nhất với đế quốc và bọn tay sai phản động. Họ vừa có yêu cầu độc lập dân tộc, lại vừa có yêu cầu ruộng đất, song yêu cầu về độc lập dân tộc là bức thiết nhất. Giai cấp nông dân có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất là lực lượng to lớn nhất, một động lực cách mạng mạnh mẽ. Giai cấp nông dân khi được tổ chức lại và có sự lãnh đạo của một đội tiên phong cách mạng, sẽ phát huy vai trò cực kỳ quan trọng của mình trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc ViệtNam.
Giai cấp tư sảnhình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản ViệtNammới chỉ là một tầng lớp nhỏ bé.Sau chiến tranh, tư sản ViệtNamđã hình thành giai cấp rõ rệt. Ra đời trong điều kiện bị tư bản Pháp chèn ép, cạnh tranh rất gay gắt, nên số lượng tư sản Việt Nam không nhiều,thế lực kinh tế nhỏ bé, thế lực chính trị yếu đuối.
Trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản ViệtNamphân thành hai bộ phận:
Tư sản mại bản là những tư sản lớn, hợp tác kinh doanh với đế quốc, bao thầu những công trình xây dựng của chúng ở nước ta. Nhiều tư sản mại bản có đồn điền lớn hoặc có nhiều ruộng đất cho phát canh, thu tô. Vì có quyền lợi kinh tế và chính trị gắn liền với đế quốc thực dân, nên tư sản mại bản là tầng lớp đối lập với dân tộc.
Tư sản dân tộc là bộ phận đông nhất trong giai cấp tư sản, bao gồm những tư sản loại vừa và nhỏ, thường hoạt động trong các ngành thương nghiệp, công nghiệp và cảtiểu thủ công nghiệp. Họ muốn phát triển chủ nghĩa tư bản của dân tộc ViệtNam, nhưng do chính sách độc quyền và chèn ép của tư bản Pháp nên không thể phát triển được. Xét về mặt quan hệ với đế quốc Pháp, tư sản dân tộc phải chịu số phận mất nước, có mâu thuẫn về quyền lợi với bọn đế quốc thực dân và phong kiến, nên họ có tinh thần chống đế quốc và phong kiến. Giai cấp tư sản dân tộc là một lực lượng cách mạng không thể thiếu trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
Giai cấp tiểu tư sảnbao gồm nhiều bộ phận khác nhau: tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên và những người làm nghề tự do. Giữa những bộ phận đó có sự khác nhau về kinh tế và cách sinh hoạt, nhưng nhìn chung, địa vị kinh tế của họ rất bấp bênh, luôn luôn bị đe dọa phá sản, thất nghiệp. Họ có tinh thần yêu nước nồng nàn, lại bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột và khinh rẻ nên rất hăng hái cách mạng. Đặc biệt là tầng lớp trí thức là tầng lớp rất nhạy cảm với thời cuộc, dễ tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ và canh tân đất nước, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Khi phong trào quần chúng công nông đã thức tỉnh, họ bước vào trận chiến đấu giải phóng dân tộc ngày một đông đảo và đóng một vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của quần chúng, nhất là ở đô thị. Giai cấp tiểu tư sản là một lực lượng cách mạng quan trọng trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
Giai cấp công nhânlà sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp và nằm trong những mạch máu kinh tế quan trọng do chúng nắm giữ. Lớp công nhân đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xây dựng một số cơ sở công nghiệp và thành phố phục vụ cho việc xâm lược và bình định của chúng ở nước ta.Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của đế quốc Pháp, giai cấp công nhân đã hình thành. Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp công nhân đã phát triển nhanh chóng về số lượng, từ 10 vạn (năm 1914) tăng lên hơn 22 vạn (năm 1929), trong đó có hơn 53.000 công nhân mỏ (60% là công nhân mỏ than), và 81.200 công nhân đồn điền.
Giai cấp công nhân Việt Nam tuy còn non trẻ, số lượng chỉ chiếm khoảng 1% số dân, trình độ học vấn, kỹ thuật thấp, nhưng sống khá tập trung tại các thành phố, các trung tâm công nghiệp và các đồn điền.
Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm chung của giai cấp công nhânquốc tế, đồng thời còn có những điểm riêng của mình như: phải chịu ba tầng lớp áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ); phần lớn vừa mới từ nông dân bị bần cùng hóa mà ra, nên có mối quan hệ gần gũi nhiều mặt với nông dân. Giai cấp công nhân ViệtNamra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, nên nội bộ thuần nhất, không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh. Sinh ra và lớn lên ở một đất nước có nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, sớm tiếp thu được tinh hoa văn hóa tiên tiến trong trào lưu tư tưởng của thời đại cách mạng vô sản để bồi dưỡng bản chất cách mạng của mình.
Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần cách mạng triệt để, lại mang bản chất quốc tế. Họ là một động lực cách mạng mạnh mẽ và khi liên minh được với giai cấp nông dân và tiểu tư sản sẽ trở thành cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do. Khi được tổ chức lại và hình thành được một đảng tiên phong cách mạng được vũ trang bằng một học thuyết cách mạng triệt để là chủ nghĩa Mác – Lênin thì giai cấp công nhân trở thành người lãnh đạo cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam và cả Đông Dương nói chung là một chính sách thống trị chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế nhằm đem lại lợi nhuận tối đa về kinh tế, kìm hãm và nô dịch về văn hóa, giáo dục, chứ không phải đem đến cho nhân dân một sự “khai hoá văn minh” – một sự khai hoá và cải tạo thực sự theo kiểu phương Tây. Bản chất của “sứ mạng khai hoá” đó chính là sự khai thác thuộc địa diễn ra dưới lưỡi lê, họng súng, máy chém, v.v.. Hồ Chí Minh từng nói về “nhà khai hoá” như sau: “Khi người ta đã là một nhà khai hoá thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất.Và nếu dân bản xứ không chịu nhục được, phải vùng lên, thì các nhà khai hoá “điều quân đội, súng liên thanh, súng cối và tàu chiến đến, người ta ra lệnh giới nghiêm. Người ta bắt bớ và bỏ tù hàng loạt. Đấy! Công cuộc khai hoá nhân từ là như thế đấy!
Nước ViệtNamđã có những biến chuyển sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý đã biến thành một xã hội thuộc địa.Mặc dù thực dân còn duy trì một phần tính chất phong kiến, song khi đã thành thuộc địa thì tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giai cấp ở Việt Nam đều bị đặt trong quỹ đạo chuyển động của xã hội đó.
Trong lòng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã hình thành những mâu thuẫn đan xen nhau, song mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Sự thống trị, áp bức và bóc lột càng tăng thì mâu thuẫn đó càng sâu sắc, sự phản kháng và đấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc càng phát triển mạnh mẽ, gay gắt về tính chất, đa dạng về nội dung và hình thức. Trái lại, sự xung đột, đấu tranh về quyền lợi riêng của mỗi giai cấp trong nội bộ dân tộc được giảm thiểu và không quyết liệt như cuộc đấu tranh dân tộc. Hồ Chí Minh đã vạch rõ vấn đề này từ năm 1924 rằng: “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây… Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu.Điều đó, không thể chối cãi được.
Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa).Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh,đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường.Đóchính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc. Đến năm 1914, các nước đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật chiếm một khu vực thuộc địa rộng 65 triệu km2 với số dân 523,4 triệu người (so với diện tích các nước đó là 16,5 triệu km2 và dân số 437,2 triệu). Riêng diện tích các thuộc địa của Pháp là 10,6 triệu km2 với số dân 55,5 triệu (so với diện tích nước Pháp là 0,5 triệu km2 và dân số 39,6 triệu người)1. (1. Xem V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.27, tr. 478.)
Chủ nghĩa đế quốc xuất khẩu tư bản, đầu tư khai thác thuộc địa đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản chính quốc, trước hết là tư bản lũng đoạn; làm cho quan hệ xã hội của các nước thuộc địa biến đổi một cách căn bản. Các nước thuộc địa bị lôi cuốn vào con đường tư bản thực dân. Sự áp bức và thôn tính dân tộc của chủ nghĩa đế quốc càng tăng thì mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa thực dân càng gay gắt, sự phản ứng dân tộc của nhân dân các thuộc địa càng quyết liệt. Và chính bản thân chủ nghĩa đế quốc xâm lược, thống trị các thuộc địa lại tạo cho các dân tộc bị chinh phục những phương tiện và phương pháp để tự giải phóng. Sự thức tỉnh về ý thức dân tộc và phong trào đấu tranh dân tộc để tự giải phóng khỏi ách thực dân, lập lại các quốc gia dân tộc độc lập trên thế giới chịu tác động sâu sắc của chính sách xâm lược, thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, sự thức tỉnh của các dân tộc châu á cùng với phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ Cách mạng 1905 ở Nga đã tạo thành một cao trào thức tỉnh của các dân tộc phương Đông. Hàng trăm triệu người hướng về một cuộc sống mới với ánh sáng tự do.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Đối với nước Nga, đó là cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì đó còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách mạng “nước Nga là nhà tù của các dân tộc”. Cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành công, các dân tộc thuộc địa của đế quốc Nga được giải phóng và được hưởng quyền dân tộc tự quyết, kể cả quyền phân lập, hình thành nên các quốc gia độc lập và quyền liên hợp, dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết (1922). Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng về sự giải phóng dân tộc bị áp bức đã “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”1(1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.8, tr. 562.). Nó làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập. Tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920), Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin được công bố. Luận cương nổi tiếng này đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản, nhiều đảng cộng sản trên thế giới đã được thành lập.
Tình hình thế giới đầy biến động đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.
Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây, từ năm 1858thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam. Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh.
Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới. Nhưng thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến. Chúng kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch. Chính vì thế, nước Việt Nam không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
Về chính trị, chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từtoàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án…; biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai. Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu. Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó với nước Lào và nước Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ; giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.
Về văn hóa, chúng thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti,vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị.
Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình xã hội Việt Nam. Sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc hơn.
Giai cấp địa chủ phong kiến đã tồn tại hơn ngàn năm. Chủ nghĩa tư bản thực dân được đưa vào Việt Nam và trở thành yếu tố bao trùm, song vẫn không xóa bỏ mà vẫn bảo tồn và duy trì giai cấp địa chủ để làm cơ sở cho chế độ thuộc địa. Tuy nhiên, do chính sách kinh tế và chính trị phản động của thực dân Pháp, giai cấp địa chủ càng bị phân hóa thành ba bộ phận khá rõ rệt: tiểu, trung và đại địa chủ. Có một số địa chủ bị phá sản. Vốn sinh ra và lớn lên trong một quốc gia dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, lại bị chính sách thống trị tàn bạo về chính trị, chèn ép về kinh tế, nên một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ không chịu nỗi nhục mất nước, có mâu thuẫn với đế quốc về quyền lợi dân tộc nên đã tham gia đấu tranh chống thực dân và bọn phản động tay sai.
Giai cấp nông dân chiếm khoảng 90% dân số. Họ bị đế quốc, phong kiến địa chủ và tư sản áp bức, bóc lột rất nặng nề. Ruộng đất của nông dân đã bị bọn tư bản thực dân chiếm đoạt. Chính sách độc quyền kinh tế, mua rẻ bán đắt, tô cao, thuế nặng, chế độ cho vay nặng lãi… của đế quốc và phong kiến đã đẩy nông dân vào con đường bần cùng hóa không lối thoát. Một số ít bán sức lao động, làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền hoặc bị bắt đi làm phu tại các thuộc địa khác của đế quốc Pháp. Còn số đông vẫn phải gắn vào đồng ruộng và gánh chịu sự bóc lột vô cùng nặng nề ngay trên mảnh đất mà trước đây là sở hữu của chính họ.
Vì bị mất nước và mất ruộng đất nên nông dân có mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến, đặc biệt sâu sắc nhất với đế quốc và bọn tay sai phản động. Họ vừa có yêu cầu độc lập dân tộc, lại vừa có yêu cầu ruộng đất, song yêu cầu về độc lập dân tộc là bức thiết nhất. Giai cấp nông dân có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất là lực lượng to lớn nhất, một động lực cách mạng mạnh mẽ. Giai cấp nông dân khi được tổ chức lại và có sự lãnh đạo của một đội tiên phong cách mạng, sẽ phát huy vai trò cực kỳ quan trọng của mình trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
Giai cấp tư sản hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới chỉ là một tầng lớp nhỏ bé.Sau chiến tranh, tư sản Việt Nam đã hình thành giai cấp rõ rệt. Ra đời trong điều kiện bị tư bản Pháp chèn ép, cạnh tranh rất gay gắt, nên số lượng tư sản Việt Nam không nhiều,thế lực kinh tế nhỏ bé, thế lực chính trị yếu đuối.
Trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam phân thành hai bộ phận:
Tư sản mại bản là những tư sản lớn, hợp tác kinh doanh với đế quốc, bao thầu những công trình xây dựng của chúng ở nước ta. Nhiều tư sản mại bản có đồn điền lớn hoặc có nhiều ruộng đất cho phát canh, thu tô. Vì có quyền lợi kinh tế và chính trị gắn liền với đế quốc thực dân, nên tư sản mại bản là tầng lớp đối lập với dân tộc.
Tư sản dân tộc là bộ phận đông nhất trong giai cấp tư sản, bao gồm những tư sản loại vừa và nhỏ, thường hoạt động trong các ngành thương nghiệp, công nghiệp và cảtiểu thủ công nghiệp. Họ muốn phát triển chủ nghĩa tư bản của dân tộc Việt Nam, nhưng do chính sách độc quyền và chèn ép của tư bản Pháp nên không thể phát triển được. Xét về mặt quan hệ với đế quốc Pháp, tư sản dân tộc phải chịu số phận mất nước, có mâu thuẫn về quyền lợi với bọn đế quốc thực dân và phong kiến, nên họ có tinh thần chống đế quốc và phong kiến. Giai cấp tư sản dân tộc là một lực lượng cách mạng không thể thiếu trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
Giai cấp tiểu tư sản bao gồm nhiều bộ phận khác nhau: tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên và những người làm nghề tự do. Giữa những bộ phận đó có sự khác nhau về kinh tế và cách sinh hoạt, nhưng nhìn chung, địa vị kinh tế của họ rất bấp bênh, luôn luôn bị đe dọa phá sản, thất nghiệp. Họ có tinh thần yêu nước nồng nàn, lại bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột và khinh rẻ nên rất hăng hái cách mạng. Đặc biệt là tầng lớp trí thức là tầng lớp rất nhạy cảm với thời cuộc, dễ tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ và canh tân đất nước, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Khi phong trào quần chúng công nông đã thức tỉnh, họ bước vào trận chiến đấu giải phóng dân tộc ngày một đông đảo và đóng một vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của quần chúng, nhất là ở đô thị. Giai cấp tiểu tư sản là một lực lượng cách mạng quan trọng trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
Giai cấp công nhân là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp và nằm trong những mạch máu kinh tế quan trọng do chúng nắm giữ. Lớp công nhân đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xây dựng một số cơ sở công nghiệp và thành phố phục vụ cho việc xâm lược và bình định của chúng ở nước ta.Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của đế quốc Pháp, giai cấp công nhân đã hình thành. Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp công nhân đã phát triển nhanh chóng về số lượng, từ 10 vạn (năm 1914) tăng lên hơn 22 vạn (năm 1929), trong đó có hơn 53.000 công nhân mỏ (60% là công nhân mỏ than), và 81.200 công nhân đồn điền.
Giai cấp công nhân Việt Nam tuy còn non trẻ, số lượng chỉ chiếm khoảng 1% số dân, trình độ học vấn, kỹ thuật thấp, nhưng sống khá tập trung tại các thành phố, các trung tâm công nghiệp và các đồn điền.
Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm chung của giai cấp công nhânquốc tế, đồng thời còn có những điểm riêng của mình như: phải chịu ba tầng lớp áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ); phần lớn vừa mới từ nông dân bị bần cùng hóa mà ra, nên có mối quan hệ gần gũi nhiều mặt với nông dân. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, nên nội bộ thuần nhất, không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh. Sinh ra và lớn lên ở một đất nước có nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, sớm tiếp thu được tinh hoa văn hóa tiên tiến trong trào lưu tư tưởng của thời đại cách mạng vô sản để bồi dưỡng bản chất cách mạng của mình.
Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần cách mạng triệt để, lại mang bản chất quốc tế. Họ là một động lực cách mạng mạnh mẽ và khi liên minh được với giai cấp nông dân và tiểu tư sản sẽ trở thành cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do. Khi được tổ chức lại và hình thành được một đảng tiên phong cách mạng được vũ trang bằng một học thuyết cách mạng triệt để là chủ nghĩa Mác – Lênin thì giai cấp công nhân trở thành người lãnh đạo cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam và cả Đông Dương nói chung là một chính sách thống trị chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế nhằm đem lại lợi nhuận tối đa về kinh tế, kìm hãm và nô dịch về văn hóa, giáo dục, chứ không phải đem đến cho nhân dân một sự “khai hoá văn minh” – một sự khai hoá và cải tạo thực sự theo kiểu phương Tây. Bản chất của “sứ mạng khai hoá” đó chính là sự khai thác thuộc địa diễn ra dưới lưỡi lê, họng súng, máy chém, v.v.. Hồ Chí Minh từng nói về “nhà khai hoá” như sau: “Khi người ta đã là một nhà khai hoá thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất. Và nếu dân bản xứ không chịu nhục được, phải vùng lên, thì các nhà khai hoá “điều quân đội, súng liên thanh, súng cối và tàu chiến đến, người ta ra lệnh giới nghiêm. Người ta bắt bớ và bỏ tù hàng loạt. Đấy! Công cuộc khai hoá nhân từ là như thế đấy!
Nước Việt Nam đã có những biến chuyển sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý đã biến thành một xã hội thuộc địa.Mặc dù thực dân còn duy trì một phần tính chất phong kiến, song khi đã thành thuộc địa thì tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giai cấp ở Việt Nam đều bị đặt trong quỹ đạo chuyển động của xã hội đó.
Trong lòng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã hình thành những mâu thuẫn đan xen nhau, song mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Sự thống trị, áp bức và bóc lột càng tăng thì mâu thuẫn đó càng sâu sắc, sự phản kháng và đấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc càng phát triển mạnh mẽ, gay gắt về tính chất, đa dạng về nội dung và hình thức. Trái lại, sự xung đột, đấu tranh về quyền lợi riêng của mỗi giai cấp trong nội bộ dân tộc được giảm thiểu và không quyết liệt như cuộc đấu tranh dân tộc. Hồ Chí Minh đã vạch rõ vấn đề này từ năm 1924 rằng: “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây… Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu.Điều đó, không thể chối cãi được.
Gồm có các giai cấp
– Giai cấp địa chủ phong kiến: bị phân hóa.
+ Một bộ phận nhỏ trở nên rất giàu có, họ ra sức chiếm đoạt ruộng đất của làng xã, của nông dân.
+ Một số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần chống Pháp.
– Giai cấp nông dân:
+ Chiếm đa số trong xã hội, bị chèn ép, áp bức nặng nề.
+ Một số nông dân bị mất đất, phải ra các thành phố, các công trường, hầm mỏ và đồn điền, nhưng chỉ có một số ít kiếm được việc làm.
– Giai cấp công nhân:
+ Xuất thân từ nông dân, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp công nghiệp, công trường, các ngành giao thông,…
+ Lực lượng công nhân thời kì này còn non trẻ. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu vì quyền lợi kinh tế (đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống,…)
– Tầng lớp tư sản: xuất thân từ những sĩ phu yêu nước, chịu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản.
– Tầng lớp tiểu tư sản: gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công.
Hay nhất nhé bạn#lovehoidap247#History