trình bày sự ra đpờ của các tôn giáo lớn ở Việt Nam trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản Châu Á

trình bày sự ra đpờ của các tôn giáo lớn ở Việt Nam
trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản Châu Á

0 bình luận về “trình bày sự ra đpờ của các tôn giáo lớn ở Việt Nam trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản Châu Á”

  1.   Trong thời quân chủ tại Việt Nam, Nho giáo được chính quyền khuyến khích, được xem là nền tảng của chế độ khoa cử, nhiều văn miếu được xây dựng trong cả nước. Tuy nhiên trong các Triều đại như nhà Lý, nhà Trần và các chúa Nguyễn Phật giáo cũng có vai trò quan trọng trong triều đình và được các chính quyền phong kiến khuyến khích. Các tôn giáo có mặt lâu đời tại Việt Nam là Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo (gọi chung là tam giáo). Về sau, còn có thêm Ấn Độ giáo, Phật giáo Hòa Hảo và Đạo Cao Đài trong nước.

      Kitô giáo tới Việt Nam từ thời kỳ Nhà Lê sơ qua các nhà truyền giáo thuộc Công giáo Rôma, và phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, không nơi nào lại có nhiều ảnh hưởng Công giáo lớn như miền nam từ thời Chúa Nguyễn, do các chúa Nguyễn thường khoan dung hơn với người Công giáo và trọng dụng họ. Trong khi đó Chúa Trịnh có sự nghi kỵ và thậm chí phân biệt đối xử với người Công giáo. Vì thế, người Công giáo thường di tản vào nam và tạo nên ảnh hưởng rất lớn trong xã hội miền nam về sau. Tuy nhiên, Công giáo bắt đầu bị đàn áp từ Nhà Tây Sơn, khi triều Tây Sơn cáo buộc người Công giáo cộng tác với các Chúa chống lại phong trào. Cuộc đàn áp gia tăng dưới thời Hoàng đế Cảnh Thịnh, và tạm ngưng sau khi Gia Long lập nhà Nguyễn. Bản thân Gia Long nặng ân với người Công giáo bởi lòng trung thành của họ, và ông đã đóng góp trong việc bảo vệ người Công giáo. Tuy nhiên, Minh Mạng quay trở lại với chính sách bảo thủ, đàn áp Công giáo lần nữa và nó tiếp tục cho tới năm 1858 khi Pháp đánh Việt Nam, buộc Tự Đức phải chấm dứt chính sách khủng bố Công giáo. Các nhóm Kháng Cách (được biết đến nhiều với tên gọi là Tin Lành) tới Việt Nam từ năm 1911 bởi những người truyền giáo Hoa Kỳ, nhưng chủ yếu mạnh ở Tây Nguyên.

    Hồi giáo đến Việt Nam bởi những người truyền giáo Ả Rập và Malay từ thế kỷ 10 hoặc 11 nhưng mạnh lên vào thế kỷ 15, mạnh mẽ ở cộng đồng người Chăm vốn là dân Ấn Độ giáo. Người Chăm ở Việt Nam bị chính quyền phong kiến của người Việt có thành kiến vì đã ủng hộ nhà Minh trước đây, nên đã bị phân biệt đối xử sau khi Chăm Pa bị sáp nhập. Tuy nhiên cùng thời điểm, người Chăm cũng được các chính quyền Việt Nam sử dụng làm lính chiến trường ở biên giới để đổi lấy quyền được sống trong những khu tự trị ở phía nam. Cùng lúc đó, sự phân chia tôn giáo giữa người Chăm ngày càng trở nên rõ ràng. Những người Chăm thuần Ấn giáo tiếp tục theo đuổi tôn giáo này; trong khi Hồi giáo Chăm

    Bani lại được tách ra khỏi Hồi giáo Chăm Islam. Chăm Bani có niềm tin Hồi giáo không giống như người theo Islam gốc, khi Chăm Bani tích hợp cả Phật giáo, Ấn Độ giáo và tín ngưỡng Chăm cổ đại, tạo nên một bản sắc riêng của người Chăm Bani.

    Câu 2

    a, Địa hình

    – Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

    – Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.

    – Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.

    – Các đồng bằng rộng: Ấn- Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Bắc, Hoa Trung, Lưỡng Hà,…

    b, khoáng sản

    Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn.

    Các khoáng sản quan trong nhất la dầu mỏ. khi đốt, than, sát, crôm và một số kim loại màu như đóng, thiếc,…

    `Nocopy`

    `

    `Xin câu trả lời ahy nhất`

    Bình luận
  2. Ấn Độ giáo: ra đời đầu thiên niên kỉ I trrước Công nguyên tại Ấn Độ.

    – Phật Giáo ra đời vào thế kỉ VI Công nguyên, tại Ấn Độ.

    – Ki-tô giáo ra đời vào đầu Công nguyên, tại Pa-let-xtin.

    – Hồi giáo: ra đời vào thế kỉ VII sau Công nguyên, tại Ả-rập- Xê-út

    đặc điễm địa hình – Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
    – Các dãy núi chạy theo hai hướng chính : đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
    – Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.

    khoáng sản/ Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các khoáng sản quan trong nhất la dầu mo. khi đốt, than, sát, crôm và một số kim loại màu như đóng, thiếc…
    Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. Trên lãnh thổ có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ chạy theo hai hướng chính và nhiều đồng bằng rộng nằm xen kẽ với nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
    Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú, quan trọng nhất là : dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và nhiều kim loại màu.

    Bình luận

Viết một bình luận