Trình bày thời gian, hoàn cảnh, nội dung và hậu quả của các bản Hiệp ước mà triều đình Nhà Nguyễn đã kí với thực dân pháp từ 1862 đến 1884? Dựa vào k

Trình bày thời gian, hoàn cảnh, nội dung và hậu quả của các bản Hiệp ước mà triều đình Nhà Nguyễn đã kí với thực dân pháp từ 1862 đến 1884? Dựa vào kiến thức đã học hãy phân tích vì sao từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến toàn bộ trước quân xâm lược.

0 bình luận về “Trình bày thời gian, hoàn cảnh, nội dung và hậu quả của các bản Hiệp ước mà triều đình Nhà Nguyễn đã kí với thực dân pháp từ 1862 đến 1884? Dựa vào k”

  1. 1. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862
    * Hoàn cảnh:
     đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh. Làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn kí với pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất. 
    * Nội dung: nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; bồi thường chiến phí cho Pháp; mở ba cửa biểncho thương nhân Pháp, Tây Ban Nha vào buôn bán.
    * Nhận xét: – Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
    2. Hiệp ước Giáp Tuất 1874
    * Hoàn cảnh:
    – Chiến thắng ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang còn quân và dân ta phấn khởi,hăng hái đánh giặc.
    – Triều đình phong kiến nhà Nguyễn lo sợ nên đã kí với pháp Hiệp ước Giáp Tuất,để pháp rút khỏi Bắc Kì.
    * Nội dung: – Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
                        – Quân Pháp sẽ rút hết quân ở Bắc Kì.

    * Nhận xét: – nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta

    3. Hiệp ước Quý Mùi 1883
    * Hoàn cảnh:
    – Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp

    – Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
    * Nội dung: triều định nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên đất nước ta, mọi công việc chính trị, kinh tế ngoại giao của Việt Nam đều do người Pháp nắm…

    * Nhận xét: hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến.
    4. Hiệp ước Pa – tơ – nốt 1884
    * Hoàn cảnh
    – Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn,càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.

    * Nội dung: nhằm xoa du sự công phẫn của nhân dân ta, mua chuộc, lung lạc quan lại triều định nhà Nguyễn.
    * Nhận xét: triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc

    Bình luận
  2. – Ngày 5/6/1862 triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất với các nội dung sau:

    + Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ..

    + Cho người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền bá đạo Gia Tô

    + Bồi thường cho Pháp một khoảng chiến phí tương đương 288 lạng bạc

    + Sau hiệp ước giáp tuất triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời găn cản các phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.

    – Ngày 15/3/1874 triều đình Huế lại kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất

    + Pháp rút quân khỏi Bắc Kì còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc về Pháp

    – Ngày 25/8/1883 triều đình kí với Pháp hiệp ước Quý Mùi( hay gọi là hiệp ước Hác-măng)

    + Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung Kì .

    + Thu hẹp phạm vi khu vực Trung Kì do triều đình cai quản

    + Mọi hoạt động của triều đình do công xứ Pháp thường xuyên kiểm soát

    + Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm ….

    + Triều đình Huế rút quân đội ở Bắc kì về Trung Kì …

    Bình luận

Viết một bình luận