0 bình luận về “Trình bày về di sản văn hóa phi vật thể (áo dài)”
Trang phục áo dài Việt Nam đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiến tới đệ trình ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo tiêu chí của UNESCO. Nếu như áo dài phụ nữ là trang phục tôn vinh vẻ kín đáo, dịu dàng làm toát lên nét duyên dáng, thanh lịch của người con gái Việt Nam, thì áo dài nam lại là trang phục mang nét trang trọng, nghiêm cẩn, tạo nên tâm hồn, tính cách của người đàn ông.
“Áo dài gắn bó với đời sống của người Việt Nam và là biểu tượng, hồn cốt của người phụ nữ Việt. Trang phục áo dài, văn hóa mặc áo dài là một nét văn hóa sống động, đại diện cho văn hóa Việt Nam cần được bảo vệ và phát huy giá trị trong bối cảnh xã hội đương đại”. Từ lâu nay nó đã được mặc định là “Áo dài dân tộc” hay “Trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam”.
Việt Nam có 13 di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thì có đến 7 di sản liên quan đến chiếc áo dài như: quan họ, ca trù, hát xoan, ví – giặm, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử.
Các loại hình nghệ thuật này đều sử dụng áo dài hoặc áo tứ thân khi biểu diễn.
Hiếm có trang phục dân tộc nào lại góp phần vào tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nhiều như áo dài Việt Nam.
Điều này cho thấy vai trò, tầm quan trọng của trang phục này trong nghệ thuật và cần sớm được lập hồ sơ đề xuất công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Đây là nội dung được đưa ra tại hội thảo khoa học “Áo dài và di sản văn hóa”, được Bảo tàng Áo dài, Viện Du lịch và Trường đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức sáng 16-10 trong khuôn khổ Lễ hội áo dài TP.HCM năm 2020. Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia, nghệ nhân và sinh viên.
Trang phục áo dài Việt Nam đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiến tới đệ trình ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo tiêu chí của UNESCO. Nếu như áo dài phụ nữ là trang phục tôn vinh vẻ kín đáo, dịu dàng làm toát lên nét duyên dáng, thanh lịch của người con gái Việt Nam, thì áo dài nam lại là trang phục mang nét trang trọng, nghiêm cẩn, tạo nên tâm hồn, tính cách của người đàn ông.
“Áo dài gắn bó với đời sống của người Việt Nam và là biểu tượng, hồn cốt của người phụ nữ Việt. Trang phục áo dài, văn hóa mặc áo dài là một nét văn hóa sống động, đại diện cho văn hóa Việt Nam cần được bảo vệ và phát huy giá trị trong bối cảnh xã hội đương đại”. Từ lâu nay nó đã được mặc định là “Áo dài dân tộc” hay “Trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam”.
Việt Nam có 13 di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại thì có đến 7 di sản liên quan đến chiếc áo dài như: quan họ, ca trù, hát xoan, ví – giặm, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử.
Các loại hình nghệ thuật này đều sử dụng áo dài hoặc áo tứ thân khi biểu diễn.
Hiếm có trang phục dân tộc nào lại góp phần vào tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nhiều như áo dài Việt Nam.
Điều này cho thấy vai trò, tầm quan trọng của trang phục này trong nghệ thuật và cần sớm được lập hồ sơ đề xuất công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Đây là nội dung được đưa ra tại hội thảo khoa học “Áo dài và di sản văn hóa”, được Bảo tàng Áo dài, Viện Du lịch và Trường đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức sáng 16-10 trong khuôn khổ Lễ hội áo dài TP.HCM năm 2020. Hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia, nghệ nhân và sinh viên.