trình bày về hoạt động yêu nước của ông Nguyễn Hữu Tiến (viết trên 300 từ)

trình bày về hoạt động yêu nước của ông Nguyễn Hữu Tiến (viết trên 300 từ)

0 bình luận về “trình bày về hoạt động yêu nước của ông Nguyễn Hữu Tiến (viết trên 300 từ)”

  1. Có tiếng học giỏi từ nhỏ, khi lớn lên mở trường dạy học ở quê nhà Lũng Xuyên, thầy giáo làng “Giáo Hoài” – Nguyễn Hữu Tiến luôn có những bài giáo huấn học trò về lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc và khích lệ học trò tham dự lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh. Năm 1927, tham gia cách mạng, được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1929, gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng và tham gia thành lập Chi bộ đảng đầu tiên ở Duy Tiên, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến đã hướng dẫn những học sinh có chí hướng, có tư tưởng tiến bộ rải truyền đơn, treo cờ búa liềm ủng hộ Cách mạng tháng Mười Nga và tổ chức học tập, nghiên cứu về Đảng, về sự nghiệp cách mạng. Năm 1931, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến được Tỉnh ủy Hà Nam giao phụ trách tờ báo “Đỏ”- “Búa liềm công nhân”, bị chính quyền thực dân bắt, kết án tử hình nhưng nhờ phản ứng mạnh mẽ từ giới trí thức và học sinh nên hạ xuống mức khổ sai chung thân. Bị giam ở nhà tù Hỏa Lò, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến tham gia viết “Tạp chí Lao tù”, sau đó bị đày đến nhà tù Sơn La, nhà tù Côn Đảo. 

    Tháng 4/1935, tổ chức vượt ngục, về Bạc Liêu tiếp tục hoạt động ở Liên Tỉnh ủy Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Hà Tiên, sau đó về trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở Chợ Mới (Long Xuyên). Cuối năm 1939, phong trào Dân chủ bên chính quốc thoái trào, thực dân Pháp quay lại thẳng tay khủng bố phong trào cách mạng, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến được điều về Sài Gòn – Gia Định. Năm 1940, Xứ ủy Nam Kỳ chuẩn bị khởi nghĩa, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến được đồng chí Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ Võ Văn Tần tin tưởng giao phó trọng trách vẽ lá cờ làm biểu trưng cho cuộc khởi nghĩa. Thời gian này, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến được đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai nói về lá cờ búa liềm của Liên Xô và được truyền đạt lại ý kiến của Tổng Bí thư Trần Phú khi bị bắt giam cầm ở Khám Lớn Sài Gòn là: ở hoàn cảnh một nước thuộc địa như nước ta, nếu đánh đổ được đế quốc, phong kiến thì thành lập một Chính phủ Cộng hòa và Quốc kỳ nên là một lá cờ đỏ sao vàng năm cánh. 

    Nắm bắt được ý tưởng đó, sau nhiều đêm trắng bên ngọn đèn dầu, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến miệt mài hoàn chỉnh những nét vẽ lá Quốc kỳ Việt Nam trên phiến đá in. Tác phẩm thiêng liêng ấy lần đầu tiên được in trang trọng trên trang nhất tờ báo “Tiến Lên” của Xứ ủy Nam Kỳ. Những ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện tại đình Long Hưng (Mỹ Tho) và sau đó hàng nghìn, hàng vạn cờ đỏ sao vàng đồng loạt tung bay khắp vùng nông thôn Nam Bộ. Theo nhà văn Sơn Tùng trong cuốn sách “Nguyễn Hữu Tiến” (Nhà xuất bản Thanh niên năm 2001), thầy giáo Nguyễn Hữu Tiến đã từng có một bài thơ giải thích về ý nghĩa sâu xa của hình tượng lá quốc kỳ: “Nền đỏ thắm- Máu đào vì nước/Sao vàng tươi-Da của giống nòi/Đứng lên mau, hồn nước gọi ta rồi/ Hỡi sĩ, nông, công, thương, binh/Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh”. 

    Ngày 30/7/1940, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến bị bắt cùng đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai và hai đồng chí khác tại Chợ Lớn. Ngày 28/8/1941 cả bốn chiến sĩ trung kiên của Đảng bị tòa án của chính quyền thực dân xử bắn tại Hóc Môn. Trước lúc hy sinh, người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Hữu Tiến đã gửi lại anh em đồng chí những câu thơ tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng: “Anh em đi trọn con đường nhé/Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai”. 

    Tháng 8/1945, Đại hội quốc dân (họp tại Tân Trào, Tuyên Quang) quyết định: Quốc kỳ là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh ở giữa. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1/1946) đã ghi vào Hiến pháp: “Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có sao vàng năm cánh”.

    Tại Hóc Môn – Bà Điểm, khu vực pháp trường bọn thực dân hành hình các nhà cách mạng Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Hữu Tiến, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần… đã được xây dựng thành Khu di tích lịch sử. Nhiều con đường, trường học cũng được mang tên người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Hữu Tiến và nhiều nhà cách mạng khác. Cuối năm 2012, sau hơn 70 năm anh dũng hy sinh, di hài người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Hữu Tiến được tìm thấy ở đúng nơi ông ngã xuống (Ấp 7, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh) và được đưa về quê hương Lũng Xuyên, Yên Bắc, Duy Tiên.

    Tại phường Yên Bắc, công trình Nhà Lưu niệm đồng chí Nguyễn Hữu Tiến và ngôi trường mang tên đồng chí đã trở thành niềm tự hào của nhân dân địa phương. Phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Yên Bắc không ngừng nỗ lực xây dựng quê hương trở thành điểm sáng trong các phong trào thi đua, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới./.     

    Bình luận
  2. Liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến- tác giả của mẫu Quốc kỳ Việt Nam là một chiến sĩ ưu tú của nước ta. Ông sinh năm 1901 và mất năm 1941 ở Hà Nam. Khi mới năm 22 tuổi, ông đã tham gia vào phong trào yêu nước. Năm 1929, ông gia nhập vào Đông Dương Cộng sản Đảng. Một năm sau đó(1930) ông cùng với các đồng chí là Trần Tử Yến và Vũ Văn Uyển thành lập Chi hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Hoạt động được một thời gian ngắn ông đã bị địch bắt tại Hà Nội. Chúng tra tấn ông rất dã man, sau nhiều năm trong tù cuối cùng ông cùng với 6 đồng chí khác cùng nhau vượt ngục trở về đất liền. Năm 1940, ông được giao nhiệm vụ thiết kế lá cờ Việt Nam để cho cuộc khởi nghĩa sắp tới. La cờ do ông vẽ được in lên báo Tiến Lên, sau đó ông tự mình sáng tác 1 bài thơ:

    Việt Nam ta con Hồng cháu Lạc
    Dòng máu đỏ, giống da vàng, trải bốn ngàn năm oanh liệt.
    Thế mà chịu tám mươi năm rên xiết
    Dưới giày đinh đế quốc sài lang!
    Hỡi những ai máu đỏ da vàng
    Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
    Nền cờ thắm máu đào vì nước
    Sao vàng tươi da của giống nòi
    Đứng lên mau! Hồn nước gọi ta rồi
    Hỡi sỹ, nông, công, thương, binh
    Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh
    Đoàn kết lại sức mình sẽ mạnh
    Quyết đánh tan phát xít Nhật – Tây
    Hỡi hai lăm triệu con yêu nước Việt Nam này
    Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh…

    để kêu gọi nhân dân đoàn kết cùng nhau chiến đấu. Nhưng không được bao lâu, năm 1941 ông bị bắt và xử bắn vào ngày 26-8-1941 cùng với nhiều đồng chí khác. Tuy ông chỉ sống trọn vẹn 40 tuổi nhưng ông đã coongd hiến hết mình cho cách mạng của Tổ quốc.

    Bình luận

Viết một bình luận