Trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng có viết ” Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm “. Em hiểu như thế nào về lòng khiêm tốn trong lứa tuổi thiểu niên. Viết 1 bài văn về lòng khiêm tốn
Trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng có viết ” Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm “. Em hiểu như thế nào về lòng khiêm tốn trong lứa tuổi thiểu niên. Viết 1 bài văn về lòng khiêm tốn
Bạn có thể thấy rằng, trên tivi có nhiều ngôi sao, những doanh nhân thành đạt,… được mọi người phỏng vấn. Họ cho rằng, chính mình còn quá nhiều khiếm khuyết, kém cỏi và mong sao mình cũng giúp được cho xã hội một phần dù đó chỉ còn quá nhỏ nhoi. Cũng chính sự khiêm tốn ấy đã làm cho bao người phải quý mến, trân trọng. Gần với ta hơn là những bạn học cùng lớp với mình. Một số bạn học giỏi nhưng không bao giờ tỏ ra tính kiêu ngạo, kiêu căng. Chẳng hạn như thầy/cô đưa ra bài tập, các bạn học giỏi ấy không bao giờ thể hiện ra vẻ bề ngoài như: A! Bài này tui biết làm nè; Tưởng gì! Bài này dễ ợt;…. mà họ lúc nào cũng im lặng và suy nghĩ. Và một điều chắc chắn rằng họ luôn chiếm được cảm tình của người khác trong giao tiếp, ứng xử. Còn với những người không biết khiêm tốn thì chẳng những không được mọi người ngưỡng mộ, nể nang mà thậm chí còn bị mọi người khinh và chê. Và cũng chính đức tính khiêm tốn ấy đã làm cho bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trở nên gần gũi, cao quý hơn đối với nhân dân Việt Nam và cũng như bạn bè quốc tế. Đức tính ấy khó mà có được, nó phải từ chúng ta mài dũa để có và rèn luyện từ khi còn bé. Bởi “khiêm tốn là lương tri của cơ thể”. Nói tóm lại, khiêm tốn là một đức tính cao đẹp, cần phải có trong mỗi người. Nó làm cho ta trở nên đẹp hơn, đáng ngưỡng mộ hơn trong mắt mọi người.