trong bài thơ Đồng chí Chính Hữu viết:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
Viết đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch làm rõ cơ sở tình đồng chí trong đoạn thơ trên (12 câu) trong đoạn thơ có sử dụng câu bị động và phép nối. Gach chân ra câu bị động và phép nối!
Đoạn thơ trên là đoạn thơ mở đầu của bài thơ “Đồng chí” nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở để hình thành tinh đồng chí của người lính cách mạng là cùng xuất thân từ làng quê nghèo khó, cùng chung giai cấp:
Quê hương anh nước mặn đồng chua.
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Đó là những người nông dân, xuất thân từ cuộc sống làng quê giản dị, chỉ quen với tay cầy tay cuốc. Họ cùng chung lòng yêu nước, chung lí tưởng chiến đấu, cùng chung sự thiếu thốn, gian khổ của ngươi lính trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu.
Chính lí tưởng yêu nước: súng bên súng đầu sát bên đầu làm cho những phương trời xa lạ xích lại gần nhau để cùng bên nhau chung một nhiệm vụ chiến đấu vì Tổ quốc. Tình đồng chí, đồng đội được nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui. Tác giả đã biểu hiện tình cảm ấy bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.” Sau câu thơ này, nhà thơ hạ một câu, một dòng thơ, hai tiếng “Đồng chí” vang lên như một “nốt nhấn”, là sự kết tinh của mọi cảm xúc, mọi tình cảm. Câu thơ “Đồng chí” vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời lại như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu với đoạn thứ hai của bài thơ.
– Câu bị động: Tình đồng chí, đồng đội được nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui.
– Phép nối: Tình đồng chí đồng đội- tình cảm ấy