Trong tế bào động vật có 2 loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là 2 loại bào quan nào? Cơ chế khử độc của 2 loại bào quan đó có gì khác nhau?
Trong tế bào động vật có 2 loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là 2 loại bào quan nào? Cơ chế khử độc của 2 loại bào quan đó có gì khác nhau?
1. Trong tế bào động vật có 2 loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là lizoxom và peroxixom.
2. Cơ chế khử độc của:
a. Lizoxom
– Lizoxom cấp 1: là lizoxom mới được tạo thành chưa tham gia vào quá trình hoạt động phân giải.
– Lizoxom cấp 2: là lizoxom đang tham gia hoạt động phân giải, có hai loại lizoxom cấp 2: Heterolizoxom xuất hiện do kết quả kết hợp của lizoxom cấp 1 với bóng thực bào. Otolizoxom được tạo thành do sự kết hợp của lizoxom cấp 1 với bóng tự tiêu.
Thể còn lại là thể chứa các chất còn lại sau khi các heterolizoxom hoặc otolizoxom đã bị phân giải.
Sự tự tiêu là phương thức giải độc tế bào. Các chất độc có thể bị cô lập trong các otolizoxom di đó hạn chế tác động của chúng. Sự tự tiêu cũng là phương thức để tế bào “dọn sạch” các tế bào chết hoặc phân hủy các sản phẩm dư thừa không cần thiết trong tế bào.
b. Peroxixom
Là các bóng được bao bọc bởi màng lipoprotein có cấu tạo giống vói màng lưới nội sinh chất trơn. Bên trong màng là chất nền, ở trung tâm của chất nền có chứa một thể đặc cấu tạo ống. Trong peroxixom có chứa các enzim oxi hóa đặc trưng, trong đó là catalaza. Enzim catalaza có vai trò phân giải peroxit hydro ( H2O2 ) và biến chúng thành H2O.
→ Peroxixom tham gia điều chỉnh sự chuyển hóa glucozo và phân giải H2O2 là sản phẩm độc hại thành H2O nhờ enzim catalaza.