Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin phương tiện nghe nhìn phát triển mạnh theo em việc đọc sách có còn cần thiết nữa hay ko? Vì sao?
Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin phương tiện nghe nhìn phát triển mạnh theo em việc đọc sách có còn cần thiết nữa hay ko? Vì sao?
Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin phương tiện nghe nhìn phát triển mạnh theo em việc đọc sách có còn rất cần thiết.Vì khi đọc sách nó giúp cho con người ta hiểu biết được nhiều hơn thông qua sách, sách không bao giờ lỗ thời chỉ là các bạn trẻ có chịu đọc nó hay không. Vậy sách là gì mà không bao giờ lỗ thời?
Sách là một kho tàng tri thức của nhân loại, sách lưu trữ những tinh hoa quý báu của con người ta từ xa xưa.Sách chỉ là những tờ giấy, trên đó bằng cách này hay cách khác, thông qua ngôn ngữ được coi là những hệ thống tín hiệu, những ý nghĩ, thông tin được truyền đạt cho một đối tượng và đối tượng ấy sẽ nhận thức được vấn đề. Tuy chúng ta đang trong thời đại công nghệ thông tin thời kì 4.0 phát triển một cách mạnh mẽ thì sách cũng phải chuyển mình với thời đại – thời đại công nghệ thông tin phát triển một cách chóng mặt. Nhưng ngày nay, người ta cũng đang nói tới một cuộc cách mạng về sách dưới dạng sách báo điện tử. Ở nhiều nước phát triển, người đọc hôm nay có thể ngồi tại nhà hay tại công sở, chỉ cần vào mạng internet là có thể tìm đọc những cuốn sách mình muốn, không cần phải tới thư viện, cũng như là cầm quyển sách lên đọc. Song chính điều đó cũng hàm chứa và tiềm ẩn một nguy cơ làm thay đổi hẳn diện mạo của cuốn sách truyền thống.
Thêm vào đó, các phương tiện nghe nhìn (tivi, video, đài phát thanh…) ít làm tốn sức trí óc và thời gian hơn cho mọi người so với việc đọc sách báo. Và nói chung đọc sách thường phải tập trung tư tưởng, trí óc, còn thưởng thức nghệ thuật nghe nhìn, con người vẫn có thể kết hợp với những việc khác theo một hình thức và mức độ nào đó. Làm việc hay ăn uống, hai việc chính của con người, vẫn có thể phần nào kết hợp xem tivi hoặc nghe nhạc, nghe đài. Rõ ràng là so với việc đọc sách báo, phương tiện nghe nhìn có những lợi thế hơn và phù hợp, thuận tiện hơn với nhịp sống hiện đại, khi mà đối với con người hiện nay, quĩ thời gian cho việc nghỉ ngơi, giải trí sau những giờ lao động, làm việc căng thẳng còn quá ít ỏi.
Cho dù mai sau, khi xã hội sẽ phát triển cao hơn, con người có thể đọc sách trong thư viện điện tử hay qua mạng Internet, thì vẫn chắc chắn một điều là: sách vẫn không hề mất đi giá trị văn hoá truyền thống lâu đời vốn có của nó. Cái cảm giác khi ta được lật từng trang sách, tờ báo, tạp chí vẫn còn tươi nguyên mùi mực in và thơm tho mùi giấy với những trang trí, hoạ tiết đẹp đẽ – chứ không phải căng mắt ra để đọc chúng trên các trang màn hình máy tính – có lẽ mãi mãi vẫn là một điều thú vị vô cùng. Đơn giản bởi sách đã gắn bó với con người qua hàng ngàn năm lịch sử và cho đến tận hôm nay nó vẫn là nguồn sống quí giá nhất mà không có món ăn tinh thần nào có thể so sánh được. Còn nếu quả thật, tivi, video và các phương tiện nghe nhìn khác đã và đang vươn lên để đáp ứng tối ưu mọi nhu cầu hưởng thụ tinh thần, tình cảm, thẩm mỹ của con người, của thời đại, thì đó cũng là niềm vui không chỉ của riêng ai mà của chung tất cả chúng ta. Nói hết sức thanh thản như thế để thấy: Sách và văn hoá đọc lo mà không lo trước sự bùng nổ và lấn át mạnh mẽ của phương tiện nghe nhìn hôm nay, mà chỉ là vấn đề tương hợp và tương tác giữa đặc trưng các loại hình với những nhu cầu thực tế luôn luôn biến động và phát triển trong xã hội .