trước tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu các đảo có mối đe dọa như thế nào
0 bình luận về “trước tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu các đảo có mối đe dọa như thế nào”
* Thực trạng đáng báo động
Theo các nghiên cứu khoa học, “Thủ phạm” làm tăng nhiệt trên Trái Đất gây ra hiện tượng băng tan và làm nóng các đại dương chính là khí nhà kính tồn tại lâu dài trong khí quyển. Từ năm 1990, lượng khí nhà kính đã làm gia tăng 41% tổng bức xạ, nhân tố gây ra quá trình nóng lên toàn cầu. Trong đó, khí carbon dioxide (CO2) chiếm 82% lượng bức xạ gia tăng trong thập niên vừa qua. Tình trạng thải khí CO2 đã đạt đến những kỷ lục vào năm 2017 và 2018. Riêng trong năm 2017, nồng độ CO2 trong khí quyển đã lên mức trung bình toàn cầu 405,5 phần triệu (ppm), cao hơn gần 50% so với giai đoạn trước khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, và đang tiếp tục tăng cao hơn nữa. Sự gia tăng đột biến nồng độ khí CO2 khiến Trái Đất không thể hấp thu được hết lượng khí thải độc hại này cũng như các khí gây hiệu ứng nhà kính khác đang dư thừa trong bầu khí quyển, làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên, dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu.
Thực tế cho thấy, các hoạt động sinh sống và sản xuất không kiểm soát của con người hiện nay là nguồn phát thải chính các khí gây hiệu ứng nhà kính. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu con người tiếp tục khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch để phục vụ các lĩnh vực như giao thông, năng lượng và công nghiệp, với tốc độ hiện tại thì đến năm 2250, nồng độ CO2 trong không khí sẽ tăng lên mức cao chưa từng thấy trong 200 triệu năm qua kể từ kỷ Trias – thời kỳ nóng nhất trong lịch sử Trái Đất với hai cực địa cầu không hề có băng tuyết.
Trong những năm gần đây, con người đã chứng kiến các đợt nắng nóng đỉnh điểm đến gần 50 độ C ở Australia, Ấn Độ hay lên tới 41 độ C ở những xứ lạnh như châu Âu, Canada và Mỹ làm nhiều người tử vong. Mặc dù hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 kêu gọi giữ mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới ngưỡng 2 độ C, nhưng hành tinh của chúng ta hiện đang trên đà nóng lên gấp đôi con số này. Các tổ chức khí tượng và môi trường của LHQ dự báo nhiệt độ toàn cầu có thể tăng thêm từ 3-5 độ C trong thế kỷ XXI, vượt xa so với mục tiêu hạn chế ở mức 1,5 – 2 độ C theo Hiệp định Paris.
Sự nóng lên toàn cầu cũng kéo theo rủi ro ngày càng gia tăng liên quan đến khí hậu đối với sức khỏe, sinh kế, an ninh lương thực, cấp nước, an ninh con người và tăng trưởng kinh tế. Không chỉ đối mặt với các đợt nắng nóng đỉnh điểm gây thiệt hại về người, thế giới cũng xảy ra các vụ cháy rừng gây thiệt hại nặng nề, hay những trận siêu bão có sức tàn phá lớn biến mọi thứ trở thành hoang tàn ở Philippines, Indonesia… hoặc những đợt cháy rừng khủng khiếp tàn phá Mỹ, Hy Lạp, Thụy Điển, Italy…, và cả những đợt núi lửa phun trào, động đất, sóng thần ở nhiều nước châu Á… Năm 2018, lần đầu tiên khối băng dày vĩnh cửu tại miền Bắc Greenland bắt đầu rạn nứt. Dự báo đến năm 2100, những trận siêu bão như Sandy ở Mỹ sẽ lặp lại với tần suất thường xuyên hơn, có thể tới 17 lần/năm.
Các điều kiện thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra đang cản trở những nỗ lực xóa đói giảm nghèo cũng như làm xói mòn những thành tựu đạt được trong lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (LHQ). Đáng lo ngại hơn, các chuyên gia đều đồng ý rằng, tình trạng biến đổi khí hậu sẽ ngày càng gây ra những tác động tàn phá không thể đảo ngược đối với sự sống trên Trái Đất.
* Con người cần nhành chóng điều chỉnh hành vi
Trong một nỗ lực tiếp theo nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, 195 quốc gia thành viên IPCC đã tiến hành phiên họp lần thứ 50 tại Geneva, Thụy Sĩ, từ ngày 2 đến 6-8. Tại phiên họp, các đại biểu tham dự đã xem xét các vấn đề biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, sa mạc hóa, suy thoái đất, quản lý đất đai bền vững và an ninh lương thực.
Sau hội nghị, ngày 8-8, IPCC đã công bố báo cáo đặc biệt dài 1.000 trang với sự chấp thuận của Hội đồng chuyên gia đánh giá về tương lai và vai trò của đất đai trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nhằm giúp định hướng cho cuộc họp của các chính phủ sẽ diễn ra tại Chile trong năm nay về cách thức thực thi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Trong báo cáo, IPCC nhận định nếu không hạn chế được lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, chấm dứt việc canh tác không bền vững và phá rừng, trong những thập kỷ tới, con người sẽ phải đối mặt với việc đánh đổi giữa an ninh lương thực và tăng nhiệt độ toàn cầu. Theo IPCC, nỗ lực hạn chế sự nóng lên của Trái Đất và nuôi sống một lượng lớn dân số đang bùng nổ có thể bị hủy hoại nếu con người không nhanh chóng thay đổi cách thức sử dụng đất. Giáo sư Dave Reay, thuộc Đại học Edinburgh, đã ví thực trạng hiện nay như “một cơn bão” khi đất đai hạn chế còn dân số bùng nổ và tất cả các yếu tố này đang bị “chiếc chăn” biến đổi khí hậu bao bọc làm cho ngột ngạt. Do đó, con người cần bảo vệ các khu rừng nhiệt đới còn lại trên Trái Đất hiện nay, vốn được coi là “tấm cản nhiệt” chống lại sự nóng lên của Trái Đất trong tương lai.
Báo cáo nêu rõ kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, nhiệt độ không khí trên bề mặt đất tăng 1,53 độ C, gấp hai lần nhiệt độ trung bình toàn cầu (0,87 độ C), kéo theo nhiều đợt nắng nóng, hạn hán, mưa lớn hơn cũng như gây ra hiện tượng suy thoái đất và sa mạc hóa. Trong khi đó, các hành vi của con người ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng biến đổi khí hậu, khi các hoạt động nông nghiệp và sử dụng đất, rừng chiếm tới 23% tổng lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính do con người tạo ra trong giai đoạn từ năm 2007-2016. Nếu tính cả hoạt động trước và sau sản xuất lương thực, con số này tăng lên tới 37%.
Trên thực tế, đất đai có mối liên hệ mật thiết với khí hậu. Các khu rừng, cây và đất có thể hút và lưu trữ khoảng 1/3 lượng khí thải do con người tạo ra. Chính vì vậy, việc khai thác mạnh mẽ các nguồn tài nguyên này cũng sẽ tạo ra một lượng lớn khí làm Trái Đất nóng lên, trong đó có CO2, methane và nitrous oxide trong khi hoạt động nông nghiệp tiêu tốn tới 70% lượng nước ngọt của Trái Đất. Trong bối cảnh dân số toàn cầu có thể lên tới 10 tỷ người vào giữa thế kỷ này, cách thức quản lý đất đai của chính phủ, ngành công nghiệp và nông dân sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế hay thúc đẩy tình trạng biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, báo cáo còn xem xét các hệ thống mà con người sử dụng để nuôi sống mình cũng như những tác động mang tính tàn phá của các hoạt động này. Theo đó, không chỉ nông nghiệp mà các dây chuyền cung ứng đều “góp mặt” trong lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính do con người tạo ra, trong khi sản xuất công nghiệp và chuỗi thực phẩm toàn cầu hiện nay đều góp phần gây ra tình trạng bất bình đẳng lương thực. Báo cáo nhấn mạnh, trong khi có khoảng 2 tỷ người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì, có tới 820 triệu người vẫn không nạp đủ lượng calo cần thiết. Không chỉ vậy, 1/3 lượng thức ăn được sản xuất hiện nay bị hư hỏng hoặc lãng phí.
Mặc dù không đề cập tới tranh cãi hiện nay về việc kêu gọi ngừng ăn thịt, báo cáo nhấn mạnh tới vai trò của các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, cũng như sự cần thiết của việc thay đổi thói quen canh tác và ăn uống nhằm hạn chế tác động của dân số gia tăng và hạn chế lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Báo cáo ước tính việc tiêu thụ thực phẩm từ thực vật có thể giải phóng được hàng triệu km2 đất vào năm 2050 cũng như giúp giảm 0,7-0,8 nồng độ khí CO2 mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu và hoạt động vì môi trường hy vọng bản báo cáo của IPCC sẽ góp thêm tiếng nói giúp ngăn ngừa tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày một nhanh thông qua việc điều chỉnh hành vi con người.
* Thực trạng đáng báo động
Theo các nghiên cứu khoa học, “Thủ phạm” làm tăng nhiệt trên Trái Đất gây ra hiện tượng băng tan và làm nóng các đại dương chính là khí nhà kính tồn tại lâu dài trong khí quyển. Từ năm 1990, lượng khí nhà kính đã làm gia tăng 41% tổng bức xạ, nhân tố gây ra quá trình nóng lên toàn cầu. Trong đó, khí carbon dioxide (CO2) chiếm 82% lượng bức xạ gia tăng trong thập niên vừa qua. Tình trạng thải khí CO2 đã đạt đến những kỷ lục vào năm 2017 và 2018. Riêng trong năm 2017, nồng độ CO2 trong khí quyển đã lên mức trung bình toàn cầu 405,5 phần triệu (ppm), cao hơn gần 50% so với giai đoạn trước khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, và đang tiếp tục tăng cao hơn nữa. Sự gia tăng đột biến nồng độ khí CO2 khiến Trái Đất không thể hấp thu được hết lượng khí thải độc hại này cũng như các khí gây hiệu ứng nhà kính khác đang dư thừa trong bầu khí quyển, làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên, dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu.
Thực tế cho thấy, các hoạt động sinh sống và sản xuất không kiểm soát của con người hiện nay là nguồn phát thải chính các khí gây hiệu ứng nhà kính. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu con người tiếp tục khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch để phục vụ các lĩnh vực như giao thông, năng lượng và công nghiệp, với tốc độ hiện tại thì đến năm 2250, nồng độ CO2 trong không khí sẽ tăng lên mức cao chưa từng thấy trong 200 triệu năm qua kể từ kỷ Trias – thời kỳ nóng nhất trong lịch sử Trái Đất với hai cực địa cầu không hề có băng tuyết.
Trong những năm gần đây, con người đã chứng kiến các đợt nắng nóng đỉnh điểm đến gần 50 độ C ở Australia, Ấn Độ hay lên tới 41 độ C ở những xứ lạnh như châu Âu, Canada và Mỹ làm nhiều người tử vong. Mặc dù hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 kêu gọi giữ mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới ngưỡng 2 độ C, nhưng hành tinh của chúng ta hiện đang trên đà nóng lên gấp đôi con số này. Các tổ chức khí tượng và môi trường của LHQ dự báo nhiệt độ toàn cầu có thể tăng thêm từ 3-5 độ C trong thế kỷ XXI, vượt xa so với mục tiêu hạn chế ở mức 1,5 – 2 độ C theo Hiệp định Paris.
Sự nóng lên toàn cầu cũng kéo theo rủi ro ngày càng gia tăng liên quan đến khí hậu đối với sức khỏe, sinh kế, an ninh lương thực, cấp nước, an ninh con người và tăng trưởng kinh tế. Không chỉ đối mặt với các đợt nắng nóng đỉnh điểm gây thiệt hại về người, thế giới cũng xảy ra các vụ cháy rừng gây thiệt hại nặng nề, hay những trận siêu bão có sức tàn phá lớn biến mọi thứ trở thành hoang tàn ở Philippines, Indonesia… hoặc những đợt cháy rừng khủng khiếp tàn phá Mỹ, Hy Lạp, Thụy Điển, Italy…, và cả những đợt núi lửa phun trào, động đất, sóng thần ở nhiều nước châu Á… Năm 2018, lần đầu tiên khối băng dày vĩnh cửu tại miền Bắc Greenland bắt đầu rạn nứt. Dự báo đến năm 2100, những trận siêu bão như Sandy ở Mỹ sẽ lặp lại với tần suất thường xuyên hơn, có thể tới 17 lần/năm.
Các điều kiện thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra đang cản trở những nỗ lực xóa đói giảm nghèo cũng như làm xói mòn những thành tựu đạt được trong lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (LHQ). Đáng lo ngại hơn, các chuyên gia đều đồng ý rằng, tình trạng biến đổi khí hậu sẽ ngày càng gây ra những tác động tàn phá không thể đảo ngược đối với sự sống trên Trái Đất.
* Con người cần nhành chóng điều chỉnh hành vi
Trong một nỗ lực tiếp theo nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, 195 quốc gia thành viên IPCC đã tiến hành phiên họp lần thứ 50 tại Geneva, Thụy Sĩ, từ ngày 2 đến 6-8. Tại phiên họp, các đại biểu tham dự đã xem xét các vấn đề biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, sa mạc hóa, suy thoái đất, quản lý đất đai bền vững và an ninh lương thực.
Sau hội nghị, ngày 8-8, IPCC đã công bố báo cáo đặc biệt dài 1.000 trang với sự chấp thuận của Hội đồng chuyên gia đánh giá về tương lai và vai trò của đất đai trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nhằm giúp định hướng cho cuộc họp của các chính phủ sẽ diễn ra tại Chile trong năm nay về cách thức thực thi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Trong báo cáo, IPCC nhận định nếu không hạn chế được lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, chấm dứt việc canh tác không bền vững và phá rừng, trong những thập kỷ tới, con người sẽ phải đối mặt với việc đánh đổi giữa an ninh lương thực và tăng nhiệt độ toàn cầu. Theo IPCC, nỗ lực hạn chế sự nóng lên của Trái Đất và nuôi sống một lượng lớn dân số đang bùng nổ có thể bị hủy hoại nếu con người không nhanh chóng thay đổi cách thức sử dụng đất. Giáo sư Dave Reay, thuộc Đại học Edinburgh, đã ví thực trạng hiện nay như “một cơn bão” khi đất đai hạn chế còn dân số bùng nổ và tất cả các yếu tố này đang bị “chiếc chăn” biến đổi khí hậu bao bọc làm cho ngột ngạt. Do đó, con người cần bảo vệ các khu rừng nhiệt đới còn lại trên Trái Đất hiện nay, vốn được coi là “tấm cản nhiệt” chống lại sự nóng lên của Trái Đất trong tương lai.
Báo cáo nêu rõ kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, nhiệt độ không khí trên bề mặt đất tăng 1,53 độ C, gấp hai lần nhiệt độ trung bình toàn cầu (0,87 độ C), kéo theo nhiều đợt nắng nóng, hạn hán, mưa lớn hơn cũng như gây ra hiện tượng suy thoái đất và sa mạc hóa. Trong khi đó, các hành vi của con người ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng biến đổi khí hậu, khi các hoạt động nông nghiệp và sử dụng đất, rừng chiếm tới 23% tổng lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính do con người tạo ra trong giai đoạn từ năm 2007-2016. Nếu tính cả hoạt động trước và sau sản xuất lương thực, con số này tăng lên tới 37%.
Trên thực tế, đất đai có mối liên hệ mật thiết với khí hậu. Các khu rừng, cây và đất có thể hút và lưu trữ khoảng 1/3 lượng khí thải do con người tạo ra. Chính vì vậy, việc khai thác mạnh mẽ các nguồn tài nguyên này cũng sẽ tạo ra một lượng lớn khí làm Trái Đất nóng lên, trong đó có CO2, methane và nitrous oxide trong khi hoạt động nông nghiệp tiêu tốn tới 70% lượng nước ngọt của Trái Đất. Trong bối cảnh dân số toàn cầu có thể lên tới 10 tỷ người vào giữa thế kỷ này, cách thức quản lý đất đai của chính phủ, ngành công nghiệp và nông dân sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế hay thúc đẩy tình trạng biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, báo cáo còn xem xét các hệ thống mà con người sử dụng để nuôi sống mình cũng như những tác động mang tính tàn phá của các hoạt động này. Theo đó, không chỉ nông nghiệp mà các dây chuyền cung ứng đều “góp mặt” trong lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính do con người tạo ra, trong khi sản xuất công nghiệp và chuỗi thực phẩm toàn cầu hiện nay đều góp phần gây ra tình trạng bất bình đẳng lương thực. Báo cáo nhấn mạnh, trong khi có khoảng 2 tỷ người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì, có tới 820 triệu người vẫn không nạp đủ lượng calo cần thiết. Không chỉ vậy, 1/3 lượng thức ăn được sản xuất hiện nay bị hư hỏng hoặc lãng phí.
Mặc dù không đề cập tới tranh cãi hiện nay về việc kêu gọi ngừng ăn thịt, báo cáo nhấn mạnh tới vai trò của các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, cũng như sự cần thiết của việc thay đổi thói quen canh tác và ăn uống nhằm hạn chế tác động của dân số gia tăng và hạn chế lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Báo cáo ước tính việc tiêu thụ thực phẩm từ thực vật có thể giải phóng được hàng triệu km2 đất vào năm 2050 cũng như giúp giảm 0,7-0,8 nồng độ khí CO2 mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu và hoạt động vì môi trường hy vọng bản báo cáo của IPCC sẽ góp thêm tiếng nói giúp ngăn ngừa tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày một nhanh thông qua việc điều chỉnh hành vi con người.