Trước tình hình dân số và thực trạng việc làm của nước ta hiện nay ,em rút ra được bài học gì và em sẽ làm gì cho tương lai của mình?

By Genesis

Trước tình hình dân số và thực trạng việc làm của nước ta hiện nay ,em rút ra được bài học gì và em sẽ làm gì cho tương lai của mình?

0 bình luận về “Trước tình hình dân số và thực trạng việc làm của nước ta hiện nay ,em rút ra được bài học gì và em sẽ làm gì cho tương lai của mình?”

  1. Đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam luôn là điểm sáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, và đặc biệt là Nhật Bản. Là bộ phận trực tiếp tham gia vào các quy trình sản xuất vì thế mà việc phát triển nguồn nhân lực cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Viện Khoa học Lao động và xã hội, tỉ lệ thất nghiệp của cả nước tính đến hết tháng 6 – 2014 ở khoảng 1,84%, nằm trong top những nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp trên thế giới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Việt Nam đang có tình trạng việc làm ổn định cho người dân. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới ( World Bank), thì nước ta đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kĩ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với các nước khác. Trong khi tồn tại một nghịch lý đó là cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm vẫn còn ở mức báo động. Từ con số 72.000 người không có việc làm tăng lên đến 162.000 người trong đầu năm nay, trong đó, nhóm người không có chuyên môn kỹ thuật chiếm gần 60% tổng số lao động thất nghiệp, nhóm có bằng đại học và trên đại học chiếm gần 17%. Như vậy, so với thế giới, Việt Nam thuộc diện có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhưng đối với tình hình lao động việc làm trong nước thì tỉ lệ thất nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao. Trong khi đó, các dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam là trên 16.300 dự án, với tổng số vốn đầu tư thực tế khoảng 238 tỷ USD đã tạo ra không ít việc làm cho người lao động.

    Như vậy, để khắc phục hiện trạng trên, nước ta phải có một số giải pháp như sau:

    + Đẩy mạnh các chính sách giáo dục – đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ, đẩy mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo.

    + Phát triển các trường dạy nghề để đào tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao, giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của việc học hỏi, nâng cao trình độ, tay nghề.

    + Hỗ trợ học phí cho các học viên về các ngành nghề mà các DN Nhật Bản cần nhưng ít người được học như cơ khí.

    + Phát triển mạng lưới thông tin thị trường, giới thiệu các cơ sở tuyển dụng việc làm cho người Nhật như trang Vieclambank.com đến đông đảo người lao động, giúp họ dễ dàng tìm được việc thích hợp.

    + Xây dựng chế độ tiền lương, chính sách chăm sóc sức khỏe cho nhân viên một cách hợp lý. Cần có chế độ thưởng, phạt công khai, rõ ràng theo năng lực và thành tích cá nhân như các DN Nhật áp dụng cho nhân viên của mình sẽ tạo động lực cho nhân viên phát huy hết khả năng mà họ đang có.

    Như vậy, với những hướng giải quyết đơn giản như trên nhưng có thể trong tương lai gần Việt Nam sẽ thu hút them được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa để trở thành một nước có nền kinh tế phát triển đứng vào hàng ngũ các nước công nghiệp trên thế giới.

    Bài học rút ra:

    – cần học tập tốt để có đủ tri thức để có thể làm việc tốt nhất

    – hội nhập với quôc tế

    – luôn học tập và trau dồi kiến thức ko ngừng

    – ngoài tri thức cần phải có một sức khỏe thật tốt

    Trả lời

Viết một bình luận