Trường hợp sau đây không cần tăng ma sát?
A:
Đi trên nền đất trơn.
B:
Phanh xe để xe dừng lại.
C:
Ô tô vượt qua vũng lầy.
D:
Kéo vật trên mặt đất.
2
Muốn tăng áp suất lên diện tích bị ép ta có thể làm như thế nào ?
A:
Giảm áp lực lên diện tích bị ép.
B:
Tăng diện tích bị ép.
C:
Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
D:
Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép lên cùng một số lần.
3
Một chiếc xe máy chở hai người đang chuyển động trên đường. Chọn nhận định đúng ?
A:
Người cầm lái chuyển động so với chiếc xe.
B:
Người ngồi sau chuyển động so với người cầm lái.
C:
Hai người chuyển động so với mặt đường.
D:
Hai người đứng yên so với một điểm vành bánh xe
. Trong các lực sau đây lực nào là áp lực ?
A:
Lực do xe lăn ép lên mặt đường.
B:
Trọng lực tác dụng lên một vật treo trên lò xo.
C:
Lực do nam châm hút cái đinh sắt.
D:
Lực của lò xo giữ vật nặng được treo vào nó.
5
Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa quãng đường (s) vận tốc (v), thời gian (t) sau đây, công thức nào đúng?
A:
s = t/v
B:
t = v/s
C:
t = s.v
D:
t = s/v
6
Phát biểu nào sai khi nhận biết lực ?
A:
Khi vận tốc của vật thay đổi, ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
B:
Khi vật bị biến dạng và thay đổi vận tốc, ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
C:
Khi vận tốc của vật không thay đổi, ta có thể kết luận không có lực tác dụng vào vật.
D:
Khi hình dạng của vật thay đổi, ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
7
Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố
A:
điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
B:
điểm đặt, phương, độ lớn.
C:
phương, chiều.
D:
điểm đặt, phương, chiều.
8
Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động theo quán tính?
A:
Xe máy chạy đều trên đường.
B:
Lá rơi từ trên cao xuống.
C:
Xe đạp tiếp tục chạy sau khi dừng đạp xe.
D:
Hòn đá lăn từ trên núi xuống.
9
Khi trời lặng gió, em đi xe đạp thì cảm thấy có gió từ phía trước thổi vào mặt do
A:
không khí chuyển động khi chọn mặt người làm vật mốc.
B:
mặt người chuyển động khi chọn xe đạp làm vật mốc.
C:
mặt người chuyển động khi chọn cây bên đường làm vật mốc.
D:
không khí chuyển động khi chọn cây bên đường làm vật mốc.
10
Một người ngồi trên đoàn tàu đang chạy thấy nhà cửa bên đường chuyển động. Khi ấy người đó đã chọn vật mốc là
A:
đường ray.
B:
cây bên đường.
C:
bầu trời.
D:
toa tàu.
11
Một chiếc ô tô chở khách đang chạy, người soát vé đang đi lại. Câu nhận xét nào sau đây là sai?
A:
Hành khách chuyển động so với nhà cửa bên đường.
B:
Hành khách đứng yên so với người lái xe.
C:
Người lái xe chuyển động so với cây bên đường.
D:
Người soát vé đứng yên so với hành khách.
12
Một xe tăng khối lượng 45 tấn, có diện tích tiếp xúc các bản xích của xe lên mặt đất là 1,25m2 . Áp suất xe tăng tác dụng lên mặt đất bằng
A:
360 000N/m2 .
B:
36N/m2 .
C:
3600 N/m2
D:
36 000N/m2 .
13
Thả một vật đặc có thể tích 56cm3 vào bể nước thì đo được thể tích phần nổi bằng 51,52 cm3 . Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3 . Trọng lượng riêng của vật là
A:
12 800 N/m3 .
B:
800 N/m3 .
C:
8000 N/m3 .
D:
1280 N/m3 .
14
Trường hợp nào vật không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng ?
A:
Một vật nặng được treo đứng yên bởi sợi dây.
B:
Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
C:
Vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.
D:
Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng.
15
Khi đóng cọc xuống đất, muốn cọc cắm sâu vào đất cần phải tăng áp suất của cọc lên mặt đất. Việc làm nào sau đây không có tác dụng làm tăng áp suất ?
A:
Vót nhọn đầu cọc.
B:
Vót nhọn đầu cọc và tăng lực đóng búa.
C:
Tăng lực đóng búa.
D:
Làm bẹt phần đầu cọc cắm xuống đất.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1. D: Kéo vật trên mặt đất.
2. C: Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
3. C: Hai người chuyển động so với mặt đường.
4. A: Lực do xe lăn ép lên mặt đường.
5. D: t = s/v
6. C: Khi vận tốc của vật không thay đổi, ta có thể kết luận không có lực tác dụng vào vật
7. A: điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
8. C: Xe đạp tiếp tục chạy sau khi dừng đạp xe.
9. A: không khí chuyển động khi chọn mặt người làm vật mốc.
10. D: toa tàu.
11. D: Người soát vé đứng yên so với hành khách.
12. D: 36 000N/m2 .
13. B: 800 N/m3 .
14. D: Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng.
15. D: Làm bẹt phần đầu cọc cắm xuống đất.