Từ bài ” Bàn luận về phép học ” của Ng Thiếp hãy nêu những suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Viết một bài văn nghị luận *lưu ý: ko cope, ko

Từ bài ” Bàn luận về phép học ” của Ng Thiếp hãy nêu những suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Viết một bài văn nghị luận
*lưu ý: ko cope, ko chép mạng và làm thật tâm nha
Mai tui thi òi

0 bình luận về “Từ bài ” Bàn luận về phép học ” của Ng Thiếp hãy nêu những suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Viết một bài văn nghị luận *lưu ý: ko cope, ko”

  1. $@Mốc$

         Hồ Chí Minh-vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã từng khẳng định: “Học với hành phải đi đôi! Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.” Thật vậy, học đi đôi với hành là phương pháp hữu hiệu ở bất kì thời đại nào. Trước hết, học là hoạt động lĩnh hội, tiếp thu tri thức từ các phương tiện khác nhau để mở mang tri thức. Còn hành là thực hành, vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống. Bởi vậy mà học với hành có mối quan hệ “đi đôi” gắn bó, khăng khít không thể tách rời. Học đi đôi với hành là khi việc học không chỉ trong sách vở, lí thuyết suông, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống xã hội. Rõ ràng bạn không thể giỏi ngoại ngữ nếu bạn không thực hành, tập nói nhiều với người nước ngoài; bạn cũng không thể giỏi Toán, Lí, Hóa, nếu không biết áp dụng những công thức, định nghĩa vào làm bài tập. Có thể nói, việc học cũng như gốc rễ của một cái cây, rễ có vững chắc thì cây mới phát triển tốt, đâm cành đẻ nhánh, mạnh mẽ, cững cáp trước sóng gió cuộc đời. Bởi vì “Mọi lí thuyết đều là màu xám, còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi”. Học đi đôi với hành là rất cần thiết, giúp ta đạt hiệu quả trong học tập: nhớ kiến thức và hiểu sâu hơn những điều được học. Từ đó việc học trở nên hứng thú mà không nhàm chán. Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương thành công nhờ vận dụng phương pháp học đi đôi với hành. Nhà bác học Edison nếu không áp dụng lí thuyết vật lí vào thực hành thì chắc không thể có phát minh vĩ đại cho nhân loại. Giáo sư toán học trẻ tuổi nhất Việt Nam Ngô Bảo Châu cũng sẽ không thể thành công nếu không biết áp dụng những định nghĩa, công thức vào giảo toán… Quả không sai khi nói phươn pháp học đi đôi với hành như ngọn hải đăng soi sáng con đường giúp ta cập bến thành công. Ấy vậy mà, vẫn có nhiều bạn trẻ chọn cách học sai lầm: học chuộng hình thức, học mà không đi đôi với hành, học vẹt, học chay,… Chính những cách học ấy gây ra hậu quả khôn lường: Kiến thức học được sẽ trở thành vô ích, tốn công sức, tiền bạc, thời gian; Không hiểu được bản chất của vấn đề, “trở thành những con vẹt”. Ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta hãy xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn để việc học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống.

    $#chucbanhoctotnhe;333$

    Bình luận

Viết một bình luận