Từ câu chuyện của Mị Châu (truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy) anh/chị có cảm nhận như thế nào về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữ

Từ câu chuyện của Mị Châu (truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy) anh/chị có cảm nhận như thế nào về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cái riêng với cái chung?

0 bình luận về “Từ câu chuyện của Mị Châu (truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy) anh/chị có cảm nhận như thế nào về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữ”

  1. Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy tiêu biểu cho hệ thống những truyền thuyết lịch sử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Được xây dựng trên những sự kiện lịch sử có thật về sự tồn vong của đất nước Âu Lạc xưa, truyện kể về bi kịch của An Dương Vương vị vua tài giỏi có công lao to lớn trong việc xây dựng đất nước nhưng cuối cùng lại phảo gánh chịu cảnh mất nước do sự chủ quan, khinh địch, đó cũng là cây chuyện tình buồn đầy đau đớn của Mị Châu và Trọng Thủy.

    Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là bài học về lòng cảnh giác đối với kẻ thù. An Dương Vương được xây dựng lên với những nét tính cách, tài năng và phẩm chất tuyệt vời của một vị vua.Nhờ tầm nhìn xa và tài thao lược nên An Dương Vương đã xây dựng thành công thành ốc Cổ Loa, chế tạo được Nỏ thần khiến cho quân Triệu Đà phải khiếp sợ, không dám sang xâm lược. Tuy nhiên, vị vua này lại tồn tại sai lầm chết người đó chính là sự chủ quan, khinh địch.

    Xem thêm:  Bình luận câu tục ngữ Ở nhà nhất mẹ nhì con ra ngoài đường còn lắm kẻ giòn hơn ta

    An Dương Vương đã nhận lời cầu hôn của Triệu Đà, gả con gái Mị Châu cho Trọng Thủy và để cho Trọng Thủy sinh sống trong cung điện của mình. Theo đánh giá của nhiều người, hành động này của An Dương Vương chính là “nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”, không những thế An Dương Vương còn không chút cảnh giác nào với người con rể có xuất thân đặc biệt này của mình, để cuối cùng không hề hay biết TRọng Thủy lợi dụng con gái mình để đánh cắp bảo vật đất nước, gây nên thảm cảnh nước mất, nhà tan/

    Với tư cách người vợ, Mị Châu không hề mảy may nghi ngờ chồng mà cho Trọng Thủy xem Nỏ thần. Hành động tiếp tay cho giặc này khiến cho Mị Châu thành tội đồ của đất nước, tuy nhiên nàng cũng là người đáng thương vì quá đơn thuần, cả tin. Nếu Mị Châu là người bất nghĩa với đất nước, người con bất hiếu của gia đình nhưng nàng là con người tình nghĩa, mặc dù tình yêu của nàng cũng nhận không ít đánh giá là mù quáng, thiếu cảnh giác. Thế nhưng ai lại có thể nuôi lòng cảnh giác với chính người chồng đầu gối tay ấp của mình cơ chứ. Bi kịch của Mị Châu đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

    “Tôi kể chuyện xưa: nàng Mị Châu

    Trái tim lầm chỗ để trên đầu

    Nỏ thần vô ý trao tay giặc

    Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

    Truyền thuyết còn là bài học về mối quan hệ giữa tình cảm cá nhân và lợi ích dân tộc, cộng đồng, giữa cái riêng và cái chung. Mị Châu một lòng tin tưởng, thủy chung với chồng nhưng đáng trách ở chỗ nàng quên đi thân phận, vị trí của mình là một cô công chúa, hành động bí mật cho Trọng Thủy xem Nỏ thần tuy không hề có ác ý nhưng lại vô tình dẫn đến thảm cảnh nước mất nhà tan. Cái đáng trách của Mị Châu ở đây là nàng đã đặt tình cảm riêng tư lên trên trách nhiệm với dân tộc, đất nước, tạo điều kiện cho kẻ thù gây hại cho đất nước của mình.

    Xem thêm:  Giới thiệu về Đoàn Thị Điểm – Dịch giả của bài thơ Chinh phụ ngâm khúc

    An Dương Vương là người cha thương con nhưng đồng thời cũng là người đứng đầu của một nước. Do đó khi nhận ra Mị Châu chính là người phản bội đất nước thì An Dương Vương đã nén nỗi đau riêng để tuốt gươm trừng trị Mị Châu đúng với trách nhiệm của một vị vua đối với kẻ phản đồ của đất nước.

    Theo quan điểm dân tộc Trọng Thủy là người có tội, đáng lên án nhưng với Triệu Đà và đất nước của họ thì Trọng Thủy là người con có hiếu, người công thần có công lao to lớn. Cũng giống như An Dương Vương, Trọng Thủy đã nén tình riêng, đặt trách nhiệm với quốc gia dân tộc lên trên hết, tuy nhiên trong trái tim của người con trai ấy chưa lúc nào thôi day dứt với Mị Châu. Trọng Thủy đã một mình lần theo dấu lông ngỗng đuổi theo Mị Châu, rồi vì thấy hình bóng Mị Châu dưới giếng mà lao đầu xuống giếng mà chết.

    Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là câu chuyện giàu tính nhân văn,đó không chỉ là bài ọc về lòng cảnh giác mà còn là lời nhắc nhở về việc giải quyết tình cảm cá nhân với trách nhiệm với đất nước. Cũng chính nhờ giá trị nhân văn sâu sắc này mà dù trải qua bao thế hệ Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy vẫn không thôi hấp dẫn đối với người đọc.

    Bình luận

Viết một bình luận