Từ câu chuyện người con gái nam xương viết đoạn văn liên hệ người phụ nữ ở xã hội xưa với ngày nay

Từ câu chuyện người con gái nam xương viết đoạn văn liên hệ người phụ nữ ở xã hội xưa với ngày nay

0 bình luận về “Từ câu chuyện người con gái nam xương viết đoạn văn liên hệ người phụ nữ ở xã hội xưa với ngày nay”

  1.    Người phụ nữ trong xã hội xưa phải chịu nhiều sự bất công, lận đận trong cả cuộc sống lẫn đường tình duyên được thể hiện rất rõ qua nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Cuộc sống không có tự do, tình yêu không được công nhận, hôn nhân không được định đoạt, quan hệ vợ chồng không được tôn trọng. Họ không được phép quyết định con đường tình duyên của mình, số phận của họ như tấm lụa đào, tùy người ta sắp đặt, đưa đẩy. Họ cũng là những người phụ nữ bình thường như bao người khác, mong muốn được hạnh phúc thế nhưng tình duyên thì vân mãi lân đận. Ngoài việc không được tự quyết định duyên phận của mình thì họ còn phải chịu cảnh thân phận  bị phụ thuộc vào chế độ nam quyền bất công. Ngày nay, phụ nữ đã tự làm chủ được cuộc đời của chính bản thân mình. Bản thân họ tự biến mình là bông hoa tươi thắm nhất trong cuộc đời mình. Họ tần tảo sớm đêm chăm sóc cho gia đình, làm hậu phương vững chắc cho người chồng và cũng tự biến mình thành nữ vương của cuộc đời.  Không chỉ giỏi việc nhà, họ còn rất năng động, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội để phát triển xã hội tốt đẹo hơn. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể tìm thấy ở những người phụ nữ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống.  Tóm lại người phụ nữu luôn là những cánh hoa mỏng manh cần được yêu thương và trân trọng.

    Bình luận
  2. Số phận của người phụ nữ xưa là một số phận đầy bi kịch: Đau khổ, bất hạnh, oan khuất tài hoa bạc mệnh – Hồng nhan đa truân.

    Vũ Thị Thiết, người con gái thùy mị nết na, tư dung xuất sắc, vừa đẹp người vừa đẹp nết. Nhưng không có cuộc sống hạnh phúc. Nàng kết hôn với Trương Sinh – một người đàn ông nhà quyền lực, giàu có nhưng lại đa nghi và hay ghen. Vì vậy, sống trong gia đình đó, Vũ Nương luôn phải cố gắng giữ gìn khuôn phép để vợ chồng phải thất hòa. Những người như nàng phải sống trong cái xã hội trọng nam khinh nữ, sống trong xã hội ấy, họ làm sao có thể có được cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc. Rồi họ còn là nạn nhân của những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Khi Trương Sinh phải đi ra chiến trường, nàng ở nhà vừa chăm con, vừa lo cho mẹ chồng già yếu bệnh tật. Thế nhưng, nàng vẫn bị chồng nghi oan và cuối cùng chỉ biết chọn cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của bản thân mình.

    Số phận vương Thuý Kiều là một tấn bi kịch, bi kịch tình yêu, mối tình đầu tan vỡ. Nàng phải bán mình chuộc cha, thanh lâu hai lượt thanh y hai lần. Hai lần tự tử, hai lần đi tu, hai lần phải vào lầu xanh, hai lần làm con ở quyền sống và quyền hạnh phúc bị cướp đoạt nhiều lần. Tấm lòng trong trắng, trinh bạch của người con gái tài sắc vẹn toàn như bèo dạt mây trôi. Suốt mười lăm năm đoạn trường lưu lạc, nàng Kiều đã phải chịu biết bao nhiêu cay đắng, tủi nhục dày vò bản thân. 

    Bình luận

Viết một bình luận