Từ độ cao 5 so với mặt đất người ta ném lên cao Một vật có khối lượng 200 g với vận tốc 36 km h lấy g bằng 10 m trên giây bình phương bỏ qua lực cản k

Từ độ cao 5 so với mặt đất người ta ném lên cao Một vật có khối lượng 200 g với vận tốc 36 km h lấy g bằng 10 m trên giây bình phương bỏ qua lực cản không khí xác định :
a. cơ năng ban đầu của vật
b. độ cao cực đại mà vật đạt được
c. vận tốc lúc vật chạm đất
d. vận tốc vật tại nơi động năng bằng hai lần thế năng

0 bình luận về “Từ độ cao 5 so với mặt đất người ta ném lên cao Một vật có khối lượng 200 g với vận tốc 36 km h lấy g bằng 10 m trên giây bình phương bỏ qua lực cản k”

  1. Đáp án:

    `a) \ W=20J`

    `b) \ h_{max}=10m`

    $c) \ v=10\sqrt{2}m/s$

    $d) \ v’=\dfrac{20\sqrt{3}}{3}m/s$

    Giải:

    `m=200g=0,2kg`

    $v=36km/h=10m/s$

    a) Cơ năng ban đầu của vật:

    `W=W_{d_0}+W_{t_0}`

    `W=\frac{1}{2}mv_0^2+mgh`

    `W=\frac{1}{2}.0,2.10^2+0,2.10.5=20 \ (J)`

    b) Độ cao cực đại mà vật đạt được:

    `W=W_t=mgh_{max}`

    → `h_{max}=\frac{W}{mg}=\frac{20}{0,2.10}=10 \ (m)`

    c) Vận tốc của vật khi chạm đất:

    `W=W_d=\frac{1}{2}mv^2`

    → $v=\sqrt{\dfrac{2W}{m}}=\sqrt{\dfrac{2.20}{0,2}}=10\sqrt{2} \ (m/s)$

    d) Vận tốc của vật khi động năng bằng 2 lần thế năng:

    $W=W’_d+W’_t$

    $W=W’_d+\dfrac{1}{2}W’_d=\dfrac{3}{2}W’_d=\dfrac{3}{2}.\dfrac{1}{2}mv’^2=\dfrac{3}{4}mv’^2$

    → $v’=\sqrt{\dfrac{4W}{3m}}=\sqrt{\dfrac{4.20}{3.0,2}}=\dfrac{20\sqrt{3}}{3} \ (m/s)$

    Bình luận
  2. Tóm tắt:

    m = 0,2 kg

    z = 5m

    v = 10m/s

    g = 20m/s^2

    Hỏi

    a) W = ? J

    b) Zx = ? m

    Vx = 0m/s

    c) Zy = 0m

    Vy= ? m/s

    d) Wđo = 2Wto

    Vo= ?m/s

    Giải

    Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất, chiều dương hướng từ trục Z hướng lên, ta có:

    Cơ năng của vật

    W = Wđ + Wt

        = 1/2mv^2 + mgz

        = 10 + 10

        = 20 J (1)

    b) Gọi x là độ cao cực đại mà vật được: Vx = 0m/s

    Wx = Wđx + Wtx

          = 1/2mVx^2 + mgZx

          = 0 + 2Zx

          = 2Zx

    Áp dụng cơ năng bảo toàn vào (1), ta có:

    Wx = W

    2Zx = 20

    => Zx = 10m

    c) Gọi y là điểm mà vật chạm đất: Zy= 0m

    Wy = Wđy + Wty

          = 1/2mVy^2 + 0

          = 0,1Vy^2

    Áp dụng cơ năng bảo toàn vào (1), ta có:

    Wy = W

    0,1Vy^2 = 20

    Vy^2 = 200

    => Vy = 10$\sqrt[]{2}$ ≈ 14,14 m/s

    d) Gọi o là điểm mà vật đạt được tại Wđo = 2Wto, ta có:

    Wo = Wđo + Wto

          = Wđo + 1/2Wđo

          = 3/2Wđo

          = 0,3Vo^2

    Áp dụng cơ năng bảo toàn vào (1), ta có:

    Wo = W

    0,3Vo^2 = 20

    Vo^2 = 200/3

    => Vo ≈ 8,164 m/s

    Cho mình ctlhn nhé

    Bình luận

Viết một bình luận