Từ hình ảnh của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong những dòng nhật kí trên cùng với những hiểu biết về xã hội, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về những hi sinh thầm lặng của các y, bác sĩ trên mặt trận chống dịch Co-vid 19 hiện nay.
đây bạn nhé
Thế hệ trẻ chúng ta đang sống trong hòa bình, độc lập, chiến tranh đã lùi vào quá khứ nhưng không khí rực lửa của ngày Đại thắng, niềm tự hào dân tộc vẫn sôi sục trong lòng khi ngày 30/4 lịch sử sắp đến gần. Càng trân trọng và tự hào về lịch sử, chúng ta càng ý thức sâu sắc rằng, nền độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất mà hôm nay chúng ta có được đã phải đổ bằng xương máu, tuổi xuân, cuộc đời, hạnh phúc của biết bao lớp người đi trước. Thời đó, lớp lớp thanh niên lao vào cuộc chiến tranh không phải vì nghĩa vụ mà là niềm ao ước, là niềm vinh dự mà họ cảm thấy phải dành cho bằng được. Cái thời mà nơi đó có những chàng trai cô gái trong lứa tuổi thanh xuân với biết bao khao khát của tuổi trẻ nhưng họ đã tạm gác lại hạnh phúc riêng tư để lao vào cuộc chiến, đấu tranh cho mục tiêu lý tưởng cách mạng , giải phóng đất nước, bởi họ biết rằng “còn đế quốc Mỹ thì không thể có hạnh phúc”.
Bác sỹ Đặng Thùy Trâm và chàng trai Nguyễn Văn Thạc là một trong những tấm gương sáng, đại diện cho thế hệ trẻ thời chiến, với suy nghĩ “là người xin một lần ngã xuống, nhìn anh em đứng lên cắm cao ngọn cờ”. Đặng Thùy Trâm một Bác sỹ tuổi đời còn rất trẻ, Cô tốt nghiệp Đại học y Hà Nội trong một gia đình tri thức, cô tham gia cách mạng với niềm tin chiến thắng, niềm tin đầy thánh thiện của cô gái tuổi đôi mươi. Mang trong lòng một tình yêu đầm thắm, dịu dàng thời con gái, bằng một trái tim nhân hậu cô ấy quyết hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho cách mạng. Cô đã dũng cảm hy sinh trong một chuyến công tác bị địch phục kích, đứng trước 120 tên lính Mỹ Cô vẫn hiên ngang bảo vệ các thương binh, Cô đã ngã xuống như một người lính vừa rời tay súng. Những trang nhật ký của cô để lại bao xúc động cho thế hệ trẻ chúng ta, quyển nhật ký tái hiện rất chân thật cuộc chiến tranh khốc liệt của nhân dân ta trong những năm đầu thời kì kháng chiến chống Mỹ. Sự chân thành, mộc mạc, đầy nhiệt huyết trong từng trang viết của một người con gái tri thức, chân yếu tay mềm đã chinh phục được người lính ở bên kia chiến tuyến phải cứu cho bằng được cuốn nhật ký trong khói lửa đạn bom. Tác phẩm vượt qua cả không gian và thời gian để hôm nay chúng ta có được nó, một tác phẩm có sức sống bền bỉ trong trái tim nhân loại, trái tim những người yêu hoà bình, tự do.
Nguyễn Văn Thạc chàng trai tuổi đời vừa tròn 20, một cái tuổi tràn đầy nhựa sống, anh ra đi mãi mãi để lại biết bao niềm thương tiếc lẫn cảm phục, anh ra đi khi chưa tròn tâm nguyện là viết thật nhiều, đóng góp thật nhiều cho Văn học chống Mỹ cứu nước như lời anh nói. Màu hoa mua tím buồn gắn với Thạc với tình yêu mãnh liệt của tuổi trẻ trong đó có cả sự cao cả của tình yêu người chiến sỹ, chiến đấu vì Tổ quốc, vì lý tưởng cách mạng. Thạc chiến đấu kiên cường, dũng cảm trên chiến trường, lăn lộn với nắng cháy mưa dầm nhưng vẫn là cậu học trò Thạc vô tư, trong sáng, lãng mạng một thư sinh Hà Thành chính gốc.
Cũng như nhật ký Đặng Thùy Trâm, nhật ký Nguyễn Văn Thạc không phải là cuốn nhật ký bình thường nó chứa đụng rất nhiều điều: bức tranh sinh động về cuộc sống, cuộc chiến đấu, những quan niệm, lý tưởng sống cao đẹp, tình yêu của tuổi trẻ, tuổi yêu, gắn liền với tình yêu Tổ Quốc. Đọc “Mãi mãi tuổi hai mươi“, “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” cho chúng ta quay về quá khứ, sống trong những ngày đất nước sôi sục khí thế đứng lên đánh giặc. Hai tác phẩm không chỉ cho chúng ta hiểu thêm về qúa khứ mà còn cho chúng ta bài học về lý tưởng, lối sống của thanh niên thời chiến. Chiến tranh đã đi qua. Trong kí ức của người Việt Nam nó là nỗi đau mà chúng ta không bao giờ quên và không thể nào quên. Nó giống như một ngọn lửa âm ỉ cháy trong tim. Đặc biệt khi ta chạm tay vào những trang nhật kí này, ngọn lửa ấy lại cháy bùng lên và chiến tranh lại hiện lên. Nó chưa bao giờ thật hơn qua từng trang nhật kí. Mất mát, đau thương, máu, nước mắt, đau đớn và những cái chết, những con người anh hùng, bởi vì Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc hay nhiều chiến sỹ trẻ của chúng ta trong thời chiến đã sống, lao động, cống hiến và đã hi sinh ngay trong chính những tháng ngày rực rỡ đó.
Tuổi trẻ chúng ta hôm nay, cần nhìn lại quá khứ tự hào để hiện tại sống xứng đáng hơn. Mỗi thanh niên Việt Nam phải ra sức gìn giữ cho bằng được những thành quả cách mạng vĩ đại đó, sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh cao cả của thế hệ cha anh, xứng đáng với sự tin yêu và kỳ vọng của Đảng, Bác Hồ và của cả dân tộc Việt Nam. Chúng ta hôm nay đã không ngừng phấn đấu vươn lên, xung kích, năng động, tình nguyện, đi đầu trong mọi lĩnh vực, có mặt trên mọi nẻo đường, hăng hái trong lao động sản xuất, trên công trường, vào nhà máy, chắc tay súng giữ gìn biển đảo quê hương, chinh phục những tiến bộ khoa học – công nghệ …với một khát vọng cháy bỏng là xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, có vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao bằng nhiệt huyết và sức trẻ của mình, chung tay góp sức cùng đồng bào vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống mới.
Học tập để hành động không phải học để biết. Là Đảng viên trẻ cần tích cực hưởng ứng, thể hiện tình cảm, hành động cụ thể, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, gương mẫu trong mọi hoàn cảnh, đi đầu trong mọi lĩnh vực. Noi theo tấm gương thế hệ trẻ: Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm và tinh thần của những bức thư thời chiến để soi rọi, học tập. Mỗi cán bộ ngành kiểm sát phải luôn nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện tốt lời dạy của Bác: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”, luôn tận tụy với công việc được phân công, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, không ngừng học tập nâng cao trình độ, xây dựng mối đoàn kết thống nhất, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân; có lối sống lành mạnh, làm giàu chính đáng; xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, tiến bộ, nuôi dạy con cái chăm ngoan; kiên quyết chống và không tham gia vào các tệ nại xã hội, tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần xây dựng xã hội, tiến bộ, giàu đẹp văn minh. Đây cũng là trách nhiệm của mỗi người chúng ta để không ngừng phấn đấu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của Ngành mà Đảng và Nhà nước tin tưởng giao phó.
Tôi tin, qua nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” sẽ cho chúng ta có suy nghĩ và hành động tích cực hơn để thật xứng đáng với sự hy sinh to lớn của cha ông ta đi trước.