“Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự

“Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyên dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở trung tâm, mini toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vân mrớc lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không nói theo dấu cũ của Thượng, Chu, cứ đóng ven đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được bền lâu, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” .
* * * *
– câu hỏi : Dựa vào văn bản chứa đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 – 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình trong lập luận của tác giả, trong đoạn có sử dụng một câu ghép và một thán từ (gạch chân và chủ thích rõ),

0 bình luận về ““Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự”

  1. Văn bản Chiếu dời đô có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý và tình. Thật vậy, Lý Công Uẩn là 1 vị vua tài ba, hết lòng vì nước vì dân đã đưa ra chiếu dời đô, là văn bản vừa hợp về lý, vừa hợp về tình công bố ý định dời chuyển kinh đô về thành Đại La (Hà Nội ngày nay) của mình. Đầu tiên, về mặt lý lẽ-lý luận, vua Lý Công Uẩn đã đưa ra những bằng chứng về việc chuyển rời kinh đô của những triều đại phồn thịnh của Trung Hoa (nhà Thương, nhà Chu) và những bằng chứng về hậu quả của việc không chịu rời chuyển kinh đô của nhà Đinh, Lê đó là triều đại không được lâu bền. Từ đây, những bằng chứng được đưa ra để làm tiền đề cho những lý lẽ hợp lý đó là việc chuyển rời kinh đô là để hợp với hoàn cảnh của đất nước, để cho đất nước phát triển và phồn vinh. Tiếp theo, sự hợp tình về lý lẽ còn được thể hiện ở việc nhà vua đưa ra những bằng chứng về địa thế đắc địa và tiềm năng kinh tế to lớn của thành Đại La. Thành Đại La không chí có thế đất đẹp mà còn là nơi đồng bằng, vừa tránh được ngập lụt, vừa phát triển kinh tế nông nghiệp mà cảnh vật cũng vô cùng tươi tốt. Về mặt tình cảm, nhà vua đã bày tỏ nỗi niềm đau xót của mình trước số phận ngắn ngủi của triều đại nhà Đinh và Lê. Hai triều đại không chịu rời chuyển kinh đô khi đã hòa bình khiến cho số phận triều đại ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Nhà vua đã thể hiện được những trăn trở, suy tư của mình và tầm nhìn xa trông rộng của mình đối với vận mệnh đất nước. Tóm lại, văn bản Chiếu dời đô là văn bản có sự kết hơp giữa lý và tình vô cùng thuyết phục của 1 vị vua vĩ đại, vì nước thương dân nên đặt nền móng cho sự phát triển hưng thịnh của đất nước sau này mãi mãi.

    Bình luận

Viết một bình luận