Ưu thế lai là gì? cơ sở khoa học của hiện tượng ưu thế lại. muốn duy trì ưu thế lai cần sử dụng phương pháp nào?

Ưu thế lai là gì? cơ sở khoa học của hiện tượng ưu thế lại. muốn duy trì ưu thế lai cần sử dụng phương pháp nào?

0 bình luận về “Ưu thế lai là gì? cơ sở khoa học của hiện tượng ưu thế lại. muốn duy trì ưu thế lai cần sử dụng phương pháp nào?”

  1. Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

    Cơ sở khoa học: Có nhiều giả thuyết đưa ra về nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai, tuy nhiên giả thuyết được công nhận nhiều hơn cả là giả thuyết siêu trội: Ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai sẽ có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với các dạng bố mẹ có kiểu gen đồng hợp về nhiều gen.

    Ưu thế lai giảm dần vì con lai F1 có kiểu gen dị hợp, khi đem các cơ thể dị hợp này đi làm giống sinh sản hữu tính thì đời sau con sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp lặn, gây hiện tượng thoái hóa giống làm ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ

    Vì vậy, nếu muốn duy trì ưu thế lai, phải sử dụng các phương pháp nhân giống vô tính để bảo tồn kiểu gen của con lai ưu thế lai qua các thế hệ.

    Bình luận
  2. Đáp án:

    – Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trường nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ 

    – Cơ sở khoa học của hiện tượng ưu thế lai: 

    + Giả thuyết về trạng thái dị hợp

    · Do lai khác dòng thuần chủng, đời F1 mang các cặp gen dị hợp. Ở trạng thái dị hợp các gen lặn gây hại bị gen trội át nên không bộc lộ ra kiểu hình

    · Ở trạng thái dị hợp có sự mâu thuẫn nội tại giữa các alen của bố và mẹ, làm tăng cường độ trao đổi chất nên có năng suất cao và phẩm chất tốt, đồng thời khả năng chống chịu cũng được tăng lên

    · Từ `F_2` trở đi tính chất dị hợp giảm, đồng hợp tăng nên ưu thế lai cũng bị giảm dần

    + Giả thuyết về tác động cộng gộp các gen trội có lợi 

    · Do `F_1` được tập trung các gen trội có ở cả bố lẫn mẹ và trong thực tế, các tính trạng do gen trội quy định thường tốt hơn so với gen lặn. Các tính trạng thuộc về số lượng như kích thước cây, độ dài quả, số lượng hạt… thường phụ thuộc vào số lượng gen trội

    – Muốn duy trì ưu thế lai người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép, tháp…)

     

    Bình luận

Viết một bình luận