X và Y là 2 chất hữu cơ cùng chức (chứa C, H, O). Khi đốt cháy X và Y có: – Đối với X: số mol O2 phản ứng : số mol CO2 : số mol H2O = 1 : 1 : 1 – Đối

X và Y là 2 chất hữu cơ cùng chức (chứa C, H, O). Khi đốt cháy X và Y có:
– Đối với X: số mol O2 phản ứng : số mol CO2 : số mol H2O = 1 : 1 : 1
– Đối với Y: số mol O2 phản ứng : số mol CO2 : số mol H2O = 1,5 : 2 : 1
Khi lấy 1 mol X hay Y phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đều thu được 4 mol Ag. Hỗn hợp gồm (1 mol X và 1 mol Y) tác dụng với lượng dư dd Br2. Số mol Br2 phản ứng là
A. 4
B. 2
C. 3
D….

0 bình luận về “X và Y là 2 chất hữu cơ cùng chức (chứa C, H, O). Khi đốt cháy X và Y có: – Đối với X: số mol O2 phản ứng : số mol CO2 : số mol H2O = 1 : 1 : 1 – Đối”

  1. Đáp án: $A$

     

    Giải thích các bước giải:

     $X, Y$ tác dụng với $AgNO_3/NH_3$ theo tỉ lệ mol $1:4$ nên là $HCHO$ hoặc anđehit hai chức.

    $HCHO+O_2\xrightarrow{{t^o}} CO_2+H_2O$

    $\to n_{O_2}:n_{CO_2}: n_{H_2O}=1:1:1$

    $\to X$ là $HCHO$, $Y$ là anđehit hai chức.

    Giả sử đốt $Y$ cần $1,5$ mol $O_2$, thu $2$ mol $CO_2$ và $1$ mol $H_2O$.

    Bảo toàn $O$: $2n_Y+2n_{O_2}=2n_{CO_2}+n_{H_2O}$

    $\to n_Y=1(mol)$

    $\to$ số $C=\dfrac{n_{CO_2}}{n_Y}=2$

    Suy ra $Y$ là $OHC-CHO$ 

    $HCHO+2Br_2+H_2O\to CO_2+4HBr$

    $OHCCHO+2Br_2+2H_2O\to HOOC-COOH +4HBr$

    $\to n_{Br_2}=2n_X+2n_Y=4(mol)$

    Bình luận
  2. Đáp án:

     \(A\)

    Giải thích các bước giải:

     Ta có:

    \(X + {O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}C{O_2} + {H_2}O\)

    Ta có:

    \({n_{C{O_2}}} = 1{\text{ mol = }}{{\text{n}}_C}\)

    \({n_{{H_2}O}} = 1{\text{ mol}} \to {{\text{n}}_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 2{\text{ mol}}\)

    \({n_{O{\text{ trong X}}}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} – 2{n_{{O_2}}} = 1{\text{ mol}}\)

    \( \to {n_C}:{n_H}:{n_O} = 1:2:1\)

    Vì \(X\) tác dụng với \(AgNO_3/NH_3\) theo tỉ lệ 1:4 thỏa mãn \(X\) là \(CH_2O\) hay \(HCHO\)

    Suy ra 2 chất cùng chức là andehit.

    \(Y + {O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}C{O_2} + {H_2}O\)

    \({n_{C{O_2}}} = {n_C} = 2{\text{ mol}}\)

    \({n_{{H_2}O}} = 1{\text{ mol}} \to {{\text{n}}_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 2{\text{ mol}}\)

    \( \to {n_{O{\text{ trong Y}}}} = 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} – 2{n_{{O_2}}} = 2.2 + 1 – 1,5.2 = 2{\text{ mol}}\)

    \( \to C:H:O = 2:2:2\)

    Vì \(Y\) chứa chức andehit tác dụng với \(AgNO_3\) theo tỉ lệ 1:4 nên \(Y\) là \(C_2H_2O_2\) hay \(OHC-CHO\)

    Cho 1 mol \(X\) và 1 mol \(Y\) tác dụng với \(Br_2\)

    \(HCHO + 2B{r_2} + {H_2}O\xrightarrow{{}}C{O_2} + 4HBr\)

    \(OHC – CHO + 2B{r_2} + 2{H_2}O\xrightarrow{{}}HOOC – COOH + 4HBr\)

    \( \to {n_{B{r_2}}} = 2{n_X} + 2{n_Y} = 1.2 + 1.2 = 4{\text{ mol}}\)

    Bình luận

Viết một bình luận