Vào vai vũ nương kể về cuộc đời mình ( không mạng )

Vào vai vũ nương kể về cuộc đời mình ( không mạng )

0 bình luận về “Vào vai vũ nương kể về cuộc đời mình ( không mạng )”

  1.     Tôi tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, mọi người yêu quý hay gọi tôi là Vũ Nương. Tôi vốn con nhà nghèo khó nhưng được cha mẹ dạy bảo ân cần chu đáo nên người trong làng khen tôi tính tình thùy mị nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp vì thế có bao nhiêu trai làng bám đuổi. Trong đó có chàng Trương Sinh con nhà hào phú. Và cuộc đời tôi cũng thay đổi từ đó.

          Buổi đầu về làm dâu nhà Trương Sinh, mặc dù đây không phải là 1 cuộc hôn nhân của tình yêu, của sự bình đẳng nhưng tôi vẫn 1 lòng vun vén, xây dựng tổ ấm của mình. Đây là phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

           Ngày Trương Sinh đi lính, tôi tiễn chồng bằng chén rượ đầy tình nghĩa. Tôi chỉ mong Trương Sinh trở về mang theo 2 chữ bình yên mà không cần đến áo gấm, phong hầu, vinh hoa, phú quý. Thời gian chẳng mấy trôi qua, tôi sinh con trai đặt tên là Đản. Với tôi, đứa con là miềm vui, là hạnh phúc để tôi vượt qua khó khăn thử thách.Nhưng mẹ chồng tôi vì nhớ mong con trai mà càng ngày sức khỏe càng kém, tôi cố tìm lời ngon ngọt để động viên, an ủi mẹ già cho mẹ vơi bớt nỗi nhớ thương con nơi hiến trận rồi cả thuốc thang , lễ bái thần, phật mong mẹ mau khỏe.Nhưng mẹ tôi tuổi già lại có nhớ mong quá độ đã không qua nổi. Trước lúc mất bà còn trăn trối lại:

          “Sau này trời giúp người lành, ban cho phúc trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, mong ông xanh kia chẳng phụ con cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ.”

          Mẹ chồng mất, tôi hết lòng ma chay như với mẹ thân sinh vậy. Kể từ đó, tôi chỉ còn bé Đản. Thương con chưa gặp cha lần nào, hằng đêm, tôi chỉ cái bóng của mình để nói với con đó là cha Đản.Bằng cái bóng của mình,tôi muốn bù đắp cho con sự thiếu vắng tình cảm của cha, tạo nên sợi dây gắn kết giữa con với người cha chưa biết mặt nơi chiến trận xa xôi.Chiếc bóng không chỉ là trò chơi để an ủi con mà để cho lòng tôi vơi bớt nỗi cô đơn, thương nhớ, để tôi như vẫn thấy Trương Sinh đang ở nhà, quây quần đầm ấm với vợ con.

          Vậy là, thấm thoắt đã 3 năm, giặc Chiêm chịu rút về nước. May mắn biết bao khi thấy chồng bình an trở về. Vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi, hạnh phúc như vỡ òa. Biết tin mẹ mất Trương Sinh rất buồn, chàng bèn bế con ra thăm mộ mẹ nhưng tôi chẳng ngờ đâu từ khi chàng trở về lại la mắng tôi không tiếc lời một mực bảo tôi hư thân mất nết không thủy chung với chàng.Tự dưng tai họa ở đâu ập xuống đầu, tôi ngỡ ngàng liền phân trần giải thích:

        “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, ….., đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”.

          Nhưng chàng không tin, hỏi chuyện kia do ai nói chàng cũng không nói. Làng xóm bênh vực cho tôi cũng chẳng ăn thua gì, chàng vẫn một mực mắng mỏ rồi đuổi đi. Tôi tuyệt vọng đến cùng cực vì tai họa bất ngờ ập đến nên cố bày tỏ nhưng chàng vẫn lạnh lùng không thay đổi. Biết rằng người có tính cách như chàng thật khó giải thích nên tôi tắm gội chay sạch, suy nghĩ trước sau thấy rằng cuộc đời thật không có ý nghĩa, bao nhiêu vất vả với gia đình, ngay cả tấm lòng thủy chung một mực chăm lo cho mẹ già, con trẻ nhưng bây giờ cũng bị phủ nhận không thương tiếc. Tôi không thể sống mà mang tiếng xấu xa để người đời khinh rẻ nên chỉ còn một cách là lấy cái chết để minh oan. Tôi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than cầu mong thần linh chứng giám cho tấm lòng thủy chung của mình, xong gieo mình xuống sông. Nhưng các nàng tiên trong cung nước thấu hiểu nỗi oan của tôi rẽ đường nước cho tôi xuống thủy cung.

         Một hôm tôi gặp Phan lang, người cùng làng trước đây có ơn với Linh Phi nên khi gặp nạn đã được Linh Phi cứu. Phan Lang kể chuyện cho tôi: “Chàng Trương sau khi thấy vợ chết tuy giận nhưng vẫn động lòng thương cho tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Thế rồi mấy hôm sau mọi người nghe chàng ân hận kể lại rằng: Một hôm phòng không vắng vẻ chợt đứa con chỉ cái bóng trên tường của chàng nói là cha Đản. Chàng lúc ấy mới thấu hiểu nỗi oan của vợ, ân hận nhưng đã muộn rồi”.

          Nghe Phan Lang kể tôi cũng thấy xót xa thương chồng con vì không ai chăm sóc. Không kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân mà quá đau đớn tuyệt vọng mà dẫn tới cái chết. Phan Lang khuyên tôi nên trở về, ban đầu tôi đã nói không còn mặt mũi nào quay lại nữa nhưng sau đó vì nhớ quê hương, chồng con, lại mong muốn được giải oan, phục hồi danh dự nên tôi lại nói sẽ quay trở về. Hôm sau Phan Lang trở về dương thế, tôi gửi theo chiếc hoa vàng và lời nhắn chàng Trương tôi sẽ có ngày trở về dương thế. Mấy ngày hôm sau thấy Trương Sinh lập đàn giải oan 3 ngày 3 đêm ở bến sông Hoàng Giang với tình cảm chân thành hối lỗi và thực sự mong tôi quay về. Thấy vậy Linh Phi có ý khuyên tôi nên về với chồng con nhưng tôi vì có nghĩa với Linh Phi và lại hạnh phúc gia đình tan vỡ khó hàn gắn nên không muốn trở về.

         Đến ngày thứ ba, giữa trốn trần gian mịt mù khói tỏa thì Linh Phi đã cho 50 chiếc kiệu hoa hiện lên giữa dòng sông, tôi ngồi trên một chiếc kiệu nói vọng vào bờ lời tạ từ với chồng con rồi từ từ biến mất.

         Dù rằng còn nặng lòng với cõi trần gian, dù thương chồng ,nhớ con, tôi vẫn chẳng thể trở về. Bởi, con người đã chết thì không thể sống lại, hơn nữa xã hội phong kiến tồn tại tư tưởng nam quyền thì sẽ không bênh vực, chở che cho những người phụ nữ có số phận nhỏ nhoi, đang tâm tước đoạt cuộc sống của tôi. Cõi trần gian đầy rẫy những bất công, ngang trái chỉ đem lại cho tôi những khổ đau, bất hạnh.

    Bình luận
  2. Tôi tên là Vũ Nương, quê ở Nam Xương. Mọi người trong làng yêu mến thường khen tôi là nết na, thuỳ mị, xinh đẹp. Họ cầu mong cho tôi sẽ lấy được một người chồng xứng đáng và được hưởng hạnh phúc. Tôi đã gặp và thành vợ chàng Trương. Chàng rất mực yêu thương tôi, nhưng lại cũng rất đa nghi. Biết vậy, tôi cố gắng từ lời ăn tiếng nói cho đến hành động đều giữ đúng khuôn phép nên gia đình luôn được êm ấm.Cuộc sống của tôi đang êm ềm trôi qua thì chiến tranh xảy ra, chồng tôi phải ghi tên tòng quân. Buổi tiễn chồng ra biên ải, lòng tôi trĩu nặng lo âu, phiền muộn. Nghĩ chàng phải đi vào nơi gió cát nghìn trùng xa cách, đói rét, bệnh tật, việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, lòng tôi thương chàng vô hạn. Tôi không mong chàng lập công để được ấn phong hầu mà chỉ mong chàng bình an trở về là tôi đã thoả nguyện. Giờ phút chia tay đã hết. Chàng dứt áo ra đi, tôi thẫn thờ dõi theo bóng chàng, mắt nhoà lệ, lòng tái tê chua xót.Ngày tháng khắc khoải trôi qua. Trong lòng tôi, mùa xuân tươi vui bướm lượn đầy vườn ; hay mùa đông giá băng ảm đạm, mây che kín núi cũng chỉ là một, bởi nỗi nhớ chàng luôn đằng đẵng, thường trực trong lòng. Đến kì sinh nở, tôi sinh được một bé trai và đặt tên cháu là Đản. Nhưng mẹ chồng tôi, vì nhớ thương con mà ốm đau mòn mỏi. Tôi đã hết lòng thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã qua đời. Cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng mẹ dành cho chồng tôi, xót thương mẹ vô hạn, tôiđã lo ma chay chu tất cho mẹ.Sau bao nhiêu chờ đợi mỏi mòn, nhớ thương khôn xiết, cuối cùng Trương Sinh đã trở về. Tôi vô cùng sung sướng và hạnh phúc. Nhưng cuộc đời, có ai mà đoán trước được số phận. Chàng về tới nhà, biết mẹ đã qua đời liền bế con đi viếng mộ mẹ. Lúc trở về, chàng bỗng dưng nổi giận la mắng om sòm. Chàng cho rằng tôi đã phản bội chàng, không giữ tình yêu chung thuỷ với chàng. Tôi bàng hoàng sửng sốt. Nướcmắt tôi ứa ra. Tôi vừa khóc thổn thức vừa giải thích : “Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được baolâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác.

    Bình luận

Viết một bình luận