Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…Ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên:
– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”
2. Hãy chỉ ra hình thức ngôn ngữ mà nhà văn đã sử dụng để diễn tả tâm trạng của nhân vật trong phần trích trên. Có thể thay đổi vị trí các hình thức ngôn ngữ đó cho nhau được không? Vì sao?
3. Tâm trạng của nhân vật ở đoạn trích được nhà văn khắc họa trong một tình huống đặc sắc. Hãy trình bày nội dung và nêu tác dụng của tình huống ấy.
2) Ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật(“Ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên:”-tự nói với chính mình)
-Ngôn ngữ tự sự:(“Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.”-kể ra sự việc ông2 về đến nhà)
-Hai hình thức ngôn ngữ trên có thể đổi được cho nhau vì chúng đều cho ta thấy tâm trạng của nhân vật sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc(Ý kiến riêng)
3) Khi ông từ phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng đến quán chè để uống nước thì ông nghe tin dữ từ những người tản cư-Làng dầu việt gian theo giặc-“Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ”. Sau khi nghe tin đó, cổ ông lão “nghẹn ắng hẳn lại” “da mặt tê rân rân, “rặn è è”, “giọng lạc hẳn đi”. Ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Bằng những từ ngữ miêu tả hành động, nhà văn Kim Lân đã khiến cho hình ảnh của nhân vật trở nên sống động mà gần gũi vô cùng. Giúp cho người đọc cảm nhận lòng yêu quê hương của ông 2 một cách rõ nét và chân thực hơn.