Vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền trong hai câu thơ : chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
Vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền trong hai câu thơ : chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
“Chiếc thuyền im bến trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
Sau thời gian lao động vất vả , con thuyền không giấu diếm vẻ mệt mỏi của mình: “Chiếc thuyền im bến trở về nằm”. Biện pháp nhân hóa khiến người đọc hình dung rất rõ ràng dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách tinh tế. “Nghe” là động từ chỉ hoạt động của thính giác, “thấm” lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thía của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ,tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác,cảm xúc của con thuyền…
Thấp thoáng xa xa 1 cánh buồm chập chờn trên biểm cả 1 mùi sương buồm tìm kiếm chỉ nơi đất lạ ? Giã từ chi đó chón quê hương ? Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh. Bằng các biện pháp tu từ và nghệ thuật độc đáo, trong hai câu thơ trên, tác giả đã tái hiện hình ảnh con thuyền đầy sinh động sau một chuyến ra khơi vất vả. ” Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm ” tác giả đã sử dụng phép nhân hoá để nhấn mạnh qua hình ảnh con người qua các từ “im” ,”mỏi” ,”nằm” Gợi lên trạng thái của chiếc thuyền cần được nghỉ ngơi thư giản . Sau một đêm dài vất vả ở đại dương bao la , cuối cùng chiếc thuyền cũng đã được nghỉ ngơi , tĩnh dưỡng . con thuyền nằm lặng im nhưng vẫn dạt dào nguồn sống ” Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ ” câu thơ này tác giả vẫn sử dụng phép nhân hoá qua từ ” nghe ” để cho người đọc cảm nhận được con thuyền đang sống . Ta dường như thấy được nhà thơ đang hóa thân vào hình ảnh con thuyền để bày tỏ nỗi lòng, để trải lòng mình với bạn đọc về những vất vả của nghề ra khơi. Tế Hanh đã lắng nghe cảnh vật bằng cả tâm hồn của mình .Cách so sánh đó đã khiến cho cánh buồm trở nên gắn bó với dân chài không còn là một vật dụng vô tri nữa, chiếc thuyền giờ đây mang trong mình sự mệt mỏi như chính con người. Qua bài thơ ” Quê hương ” và dưới ngòi bút lãng mạn của nhà thơ ” Tế Hanh ” chúng ta cảm nhận được khí thế hăng say lao động , sự khoẻ khoắn , tràn đầy sức lực , sức sống cuat người dân làng chài . Hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm tô đậm thêm bức tranh lao động của người dân làng chài
Câu trả lời hay nha !!!