Ví dụ về chủ nghĩa mác lê nin và tư tưởng hồ chí minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân

Ví dụ về chủ nghĩa mác lê nin và tư tưởng hồ chí minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân

0 bình luận về “Ví dụ về chủ nghĩa mác lê nin và tư tưởng hồ chí minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân”

  1. Kiên định vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên lĩnh vực văn hóa. Lịch sử 90 năm đấu tranh cách mạng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng chính là lịch sử gắn liền với sự phát triển không ngừng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhờ kiên định vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa Việt Nam luôn tỏ rõ sứ mệnh thiêng liêng“soi đường cho quốc dân đi”.

    Nhìn từ toàn bộ tiến trình phát triển xã hội, con người, ở thời nào cũng vậy, văn hóa, tư tưởng đóng vai trò thúc đẩy quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Văn hóa tạo nên sức mạnh hòa nhập, sức sống, sức sáng tạo và khả năng đoàn kết dân tộc một cách sâu sắc.

    Cũng như phong trào cách mạng, văn hóa được “lý luận cách mệnh tiền phong” hướng dẫn, sẽ tạo nên sức mạnh vũ bão, trở thành vũ khí tư tưởng sắc bén trong “cách mệnh vận động”. Vì vậy, ngay từ rất sớm, Đảng ta đã đề ra Đề cương văn hóa Việt Nam (năm 1943), trong đó, chỉ rõ: “Cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo”(5). Trên thực tế, chỉ có Đảng ấy mới tiếp thu triệt để “lý luận cách mệnh tiền phong” – lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để lãnh đạo phong trào cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng. Đó là một luận điểm xuyên suốt, kiên định trong quá trình lãnh đạo xây dựng văn hóa cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

    Sở dĩ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng văn hóa là vì chính bản chất văn hóa tiên tiến và khoa học của nó. Các nhà sáng lập ra nó đã tiếp thu triệt để, cải tạo và xây dựng triệt để những ưu điểm mang tính lịch sử, tính văn hóa điển hình, có giá trị nhất trong lịch sử phát triển văn hóa, tư tưởng nhân loại. Biến nó trở thành thứ vũ khí sắc bén của giai cấp vô sản, trở thành nguồn văn hóa quý báu nhất của thời đại, nguồn tài sản tinh thần quý giá nhất của các dân tộc đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do và XHCN.

    Thấm nhuần vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn coi trọng xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nướcTrong đó, coi “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”(6). Phát triển văn hóa hướng đến “sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa,…”(7)Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền văn hóa Việt Nam mang đậm các đặc trưng “dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm tư tưởng chủ đạo, lấy việc “chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện,… hướng đến chân – thiện – mỹ(8) làm mục tiêu phát triển. Đó cũng chính là đặc trưng của văn hóa XHCN mà chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đề cao.

    Trong điều kiện đổi mới và hội nhập, cùng với việc thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, các trào lưu tư tưởng nở rộ, con người khó tránh khỏi ảnh hưởng của các trào lưu đó. Lợi dụng những khiếm khuyết trong quá trình xây dựng CNXH, giai cấp tư sản và các thế lực “diễn biến hòa bình” luôn tăng cường tuyên truyền cho cái gọi làđa nguyên hóa văn hóa; xuyên tạc, bóp méo vai trò chủ đạo, dẫn đường của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thay vào đó, coi đa nguyên hóa văn hóa mới là vai trò chủ đạo. Mục tiêu của họ là tạo nên sự hỗn loạn về văn hóa, tư tưởng, làm mất đi trụ cột nâng đỡ về tinh thần của dân tộc ta, làm rối ren hệ ý thức tư tưởng trong nội bộ Đảng, dẫn đến sự hỗn loạn về kinh tế, chính trị và cuối cùng là sự sụp đổ chế độ như đã từng diễn ra ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu trong những thập niên cuối thế kỷ XX.

    Trong bối cảnh đó, chúng ta càng phải nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên trì vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực phát triển văn hóa. Đây là một công việc khó khăn và vô cùng phức tạp, nhất là trong điều kiện có nhiều thay đổi không giống như trước kia. Lênin đã từng chỉ ra: “Trong một thời kỳ khủng hoảng gay gắt, trong vòng vài tuần có thể giành được thắng lợi về chính trị. Trong một cuộc chiến tranh, trong vài tháng có thể giành được thắng lợi, nhưng trong lĩnh vực văn hóa thì trong thời gian như thế, không thể giành được thắng lợi; vì do chính ngay bản chất của sự việc, nên cần phải một thời gian dài hơn, và phải thích ứng với thời gian dài hơn đó, phải tính toán công việc của mình, phải tỏ ra hết sức kiên quyết, bền bỉ và có hệ thống. Không có những đức tính đó, thì ngay việc giáo dục chính trị cũng không thể làm được”(9)

    Bình luận

Viết một bình luận