Vì sao” ánh trăng” trước hết là tiếng lòng, là suy ngẫm của Nguyễn Duy Tại s tác giả lại không dùng từ “tôi” mà lại dùng từ “ta”
Vì sao” ánh trăng” trước hết là tiếng lòng, là suy ngẫm của Nguyễn Duy Tại s tác giả lại không dùng từ “tôi” mà lại dùng từ “ta”
“Ánh trăng” trước hết là tiếng lòng, là suy ngẫm của Nguyễn Duy vì:
– Tác phẩm là mạch cảm xúc của tác giả, kể lại câu chuyện của mình và gửi vào đó thông điệp “Uống nước nhớ nguồn – ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ”, điều đó được thể hiện rõ qua cách trình bày bài thơ chỉ có dấu chấm duy nhất ở cuối bài.
– “Ánh trăng” được sáng tác khi Nguyễn Duy bất chợt gặp sự cố bất chợt mất điện và chính khi ấy ông đã thấy ánh trăng nơi của sổ. Bao nhiêu hồi ức ùa về, làm ông thấy ân hận vì mình đã quên đi quá khứ, buồn vì lòng người dễ dàng đổi thay. Còn Trăng vẫ tròn đầy thủy chung không hề đổi thay.Từ đó cảm xúc trong ông trào dâng viết ra những tâm tư suy nghĩ tiếng lòng của mình về thái độ sống của con người
(Nói tóm gọn là do bất chợt thành phố cúp điện tác giả nhìn thấy ánh trăng nhớ về quá khứ chưa có tiện nghi mà giờ được sống đầy đủ lại quên mất quá khứ ấy. Xong nghĩ đến lòng người dễ thay đổi. Xong dựa vào trăng để viết một bài về suy ngẫm của mình)
Tác giả lại không dùng từ “tôi” mà lại dùng từ “ta” vì:
– Cách dùng đại từ xưng hô “ta” sẽ làm cho bài thơ có phạm vi rộng hơn không những chỉ tác giả mà còn chỉ nhiều người
– Làm cho bài thơ thêm gần gũi với người đọc, cho người đọc hiểu rõ về thông điệp được gửi trong bài.
– Nghệ thuật dùng từ sáng tạo của tác giả
Chúc bạn thi tốt!