Vì sao gọi dãy Himalia là hàng rào khí hậu Sông Hoàng Hà và sông Trường giang có đặc điểm giống va khác nhau cảm ơn nhiều

By Serenity

Vì sao gọi dãy Himalia là hàng rào khí hậu
Sông Hoàng Hà và sông Trường giang có đặc điểm giống va khác nhau
cảm ơn nhiều

0 bình luận về “Vì sao gọi dãy Himalia là hàng rào khí hậu Sông Hoàng Hà và sông Trường giang có đặc điểm giống va khác nhau cảm ơn nhiều”

  1. Hệ thống núi Himalaya là dãy núi cao nhất hành tinh và là nơi của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới: các đỉnh cao trên 8.000 m, bao gồm cả đỉnh Everest. Để thấy được kích thước khổng lồ của những dãy núi trong dãy Himalaya, hãy so với Aconcagua, trong dãy Andes, với độ cao 6.962 m, là đỉnh cao nhất bên ngoài Himalaya, trong khi hệ thống núi Himalaya có trên 100 núi khác nhau vượt quá 7.200 m.
    Dãy Himalaya trải khắp 5 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Pakistan. Nó cũng là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông lớn trên thế giới, đó là lưu vực các sông như sông Ấn, sông Hằng-Brahmaputra và sông Dương Tử. Khoảng 750 triệu người sống trên lưu vực của các con sông bắt nguồn từ dãy Himalaya, tính luôn cả Bangladesh.

    Chính vì dãy Himalaya cao và dài như vậy nên nó được coi là hàng rào khí hậu ngăn cách tạo nên khí hậu khác nhau giữa các quốc gia, đặc biệt là vai trò ngăn các luống khí và gió lạnh.
    Cũng chính vì nó là dãy núi cao nhất thế giới nên nó ngăn gió, mang lượng mưa lớn cho khu vực Châu Á.

    a) Giống nhau:

    • Đều là hai sông lớn của Trung Quốc, bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía tây chảy về phía đông rồi đổ ra biển.
    • Ở hạ lưu đều bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ.
    • Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió vào mùa hạ.
    • Hai sông đều có lũ lớn vào cuối mùa hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.
    • b) Khác nhau:
    • Sông Trường Giang: Có độ dài lớn hơn sông Hoàng Hà, đố nước ra biển Hoa Đông, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Trung.
    • Sông Hoàng Hà: Ngắn hơn và đổ nước ra biển Hoàng Hải, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Bắc. Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lũ lụt gây thiệt hại cho mùa màng và nhân dân.

    Trả lời

Viết một bình luận