Vì sao hiệp ước Bali (2/1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức Asean?

Vì sao hiệp ước Bali (2/1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức Asean?

0 bình luận về “Vì sao hiệp ước Bali (2/1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức Asean?”

  1. Sự khởi sắc của tổ chức ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao Bali (2/1976) vì: 

    – Hiệp ước Bali xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước; tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình; hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

    – Hiệp ước Bali mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa các nước thành viên và giữa ASEAN với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN được cải thiện, thể hiện ở việc thiết lập quan hệ ngoại giao và những chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao. Từ đầu những năm 90, chiến tranh lạnh chấm dứt, “vấn đề Campuchia” được giải quyết, ASEAN có điều kiện phát triển.

    Bình luận
  2. Bởi vì:

    – Hiệp ước Bali xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các nước : tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hay đe dọa bằng vũ lực; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác cùng phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

    – Hiệp ước Bali mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa các nước thành viên và giữa các nước ASEAN với các nước Đông Dương. Sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, quan hệ giữa các nước ASEAN với các nước Đông Dương, nhất là với Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Từ 5 nước thành viên ban đầu, hiện nay, ASEAN đã phát triển lên 10 nước thành viên.

    Bình luận

Viết một bình luận