Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Nêu những hoạt động chủ yếu của Người từ năm 1911-1917? Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có điểm gì mới so với các bậc tiền bối đi trước?
cảm ơn trước nè
Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Nêu những hoạt động chủ yếu của Người từ năm 1911-1917? Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có điểm gì mới so với các bậc tiền bối đi trước?
cảm ơn trước nè
* Vì:
– Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lê trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.
– Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra và liên tiếp nhưng đều thất bại.
– Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX; sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
* Những hoạt động:
– 5.6.1911 Nguyễn Ái Quốc rời tổ quốc tại bến cảng Nhà Rồng làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp để có cơ hội sang các nước Phương tây.
– 1911-1917 Người đi qua nhiều nước ĐQ, TB, thuộc địa, phụ thuộc, làm nhiều nghề để kiếm sống nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu một hoài bão: làm thế nào để tìm được con đường cứu nước cứu dân….
-> Đây là cơ sở đầu tiên (trực tiếp) giúp Người nhận thức được sự đoàn kết quốc tế giữa các dân tộc bị áp bức trên thế giới, từ đó người có điều kiện tiếp thu quan điểm về giai cấp cà đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác- Lê nin.
– 1917 Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp học tập, rèn luyện trong quần chúng và giai cấp câng nhân Pháp.
– Tham gia vào hội những người yêu nước tại Pháp như: viết báo, truyền đơn, tham gia diễn đàn, mít tinh, tố cáo TD Pháp, tuyên truyền cho CM VN. Người sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của CM tháng Mười Nga -> tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc dần có những chuyển biến.
* Con đường cứu nước của Người khác với những người đi trước là:
– Các nhà yêu nước trước như Phan Bội Châu sang phương Đông như Nhật Bản, Trung Quốc xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp và chủ trương bạo động để đánh đuổi Pháp.
– Phan Chu Trinh thì chủ trương đấu tranh bằng phương pháp cải lương.
– Nguyễn Tất Thành sang phương tây nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng có kinh tế, khoa học kĩ thuật phát triển. Trong quá trình đó Người bắt gặp chân lý cứu nước của chủ nghĩa Mác-Lênin đi theo con đường của cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con đường cứu nước đúng đắn vì nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
+Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì: – Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
– Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
– Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
+Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là: – Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học – kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”
– Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
– Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước
– con đường cách mạng vô sản.