Vì sao nhật bản lại phải gánh chịu những hậu quả nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ 2?

Vì sao nhật bản lại phải gánh chịu những hậu quả nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ 2?

0 bình luận về “Vì sao nhật bản lại phải gánh chịu những hậu quả nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ 2?”

  1. _ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước bại trận, đất nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào “viện trợ” kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.
    _ Quá trình phát triển kinh tế Nhật trải qua các giai đoạn:
    + 1945 – 1950: Thời kỳ phục hồi kinh tế: kinh tế phát triển chậm chạp và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mỹ.
    + Từ tháng 6-1950, sau khi Mỹ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên, kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ.
    + Từ những năm 60: do Mỹ sa lầy trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, kinh tế Nhật có cơ hội phát triển “thần kỳ”, đuổi kịp rồi vượt các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng thứ 2 sau Mỹ trong thế giới TBCN.
    + Từ những năm 70 trở đi: Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới, trở thành một siêu cường kinh tế. Nhiều người gọi là “Thần kỳ Nhật Bản”.
    * Nguyên nhân của sự phát triển:
    _ Biết lợi dụng và thu hút nguồn vốn của nước ngoài, để tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử …
    _ Biết sử dụng có hiệu quả các thành tựu KH – KT để tăng năng suất, cải tiến kỷ thuật và hạ giá thành hàng hóa.
    _ Biết “len lách” xâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.
    _ Lợi dụng sự bảo hộ của Mỹ, ít phải chi tiêu về quân sự, tập trung phát triển công nghiệp dân dụng, xây dựng kinh tế. Biên chế Nhà nước gọn nhẹ.
    _ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.
    _ Truyền thống “tự lực, tự cường” của nhân dân vươn lên xây dựng đất nước, cộng với tài điều hành kinh tế của giới kinh doanh và vai trò điều tiết của nhà nước.
    * Nguyên nhân quan trọng nhất: Tận dụng thành tựu KHKT.

    b- Về KH – KT:
    _ Nhật rất coi trọng phát triển KH -KT:
    + Có hàng trăm viện KH – KT, đi sâu vào công nghiệp dân dụng, ít chú ý đến công nghiệp quân sự và vũ trụ.
    + Nhật vừa chú ý đến phát triển các cơ sở nghiên cứu trong nước vừa chú ý mua các phát minh của nước ngoài. (tìm cách xâm nhập kỷ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến).
    + Hiện nay Nhật được xếp vào một số quốc gia đứng hàng đầu về trình độ phát triển KH – KT, đặc biệt trong các ngành công nghiệp dân dụng.
    _ Nhật rất quan tâm đến việc cải cách nền giáo dục quốc dân, quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo những con người có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh, có năng lực, giữ vững bản sắc dân tộc của mình.

    c- Tình hình chính trị – chính sách đối nội:
    _ Chính trị: Là nhà nước quân chủ lập hiến về hình thức, thực chất là dân chủ đại nghị (mọi quyền lực nằm trong tay 6 tập đoàn tài phiệt khổng lồ: Mitsubisi, Mitxưi, Sumitômô, Phugi, Đaichi, Sanma).
    _ Đối nội:
    + Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật tiến hành những cải cách dân chủ: cải cách ruộng đất, ban hành Hiến pháp (1946), xóa bỏ triệt để các tàn tích phong kiến, xử tội phạm chiến tranh. Nhờ đó đã phá vỡ những cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của chủ nghĩa phong kiến quân phiệt, tạo điều kiện để Nhật phát triển mạnh về mọi mặt.
    + Ngày nay, giới cầm quyền Nhật bắt đầu xâm phạm một số điều khoản của Hiến pháp 1946 (thu hẹp quyền tự do dân chủ, sửa đổi lại điều 9: không cho phép Nhật xây dựng lực lượng vũ trang và đưa quân đi tham chiến nước ngoài).

    d- Chính sách đối ngoại:
    _ 1951, Nhật ký với Mỹ “Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật”. Nhật trở thành đồng minh của Mỹ nhằm chống lại các nước XHCN và phong trào GPDT ở Viễn Đông. Nhật trở thành căn cứ chiến lược của Mỹ, phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.
    _ Dựa vào tiềm lực kinh tế, tài chính lớn mạnh để tìm cách xâm nhập, giành giật, mở rộng thế lực, gây ảnh hưởng ngày càng lớn trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á.

    Một số hình ảnh và tư liệu

    Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 - Ảnh 1

    Một người đàn ông ngồi trong căn nhà đổ nát tại thành phố Tokyo, năm 1947. Sau thế chiến, Nhật lâm vào cảnh hoang tàn đổ nát.

    Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 - Ảnh 2

     

    Một người phụ nữ địu con đứng trông ngóng bên cạnh một đống hoang tàn ở Tokyo, năm 1947. Đất nước Nhật Bản đã gần như bị tàn phá hoàn toàn bởi cả thập kỷ chiến tranh và hằn sâu vết sẹo của trận đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki.

     

    Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 - Ảnh 3

     

    Niềm vui của những người lính khi được giải ngũ tại Tokyo, năm 1946. Sau nhiều năm tập trung cho quân sự, Nhật Bản đã thấy được sự cần thiết của việc nhìn thẳng vào những sự kiện chấn động trong chiến tranh và hệ quả của nó.

     

    Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 - Ảnh 4

     

    Chiến trang không chỉ mang cái chết đến cho những người ở các nước bị xâm lược, mà còn lấy đi sinh mạng của các binh lính Nhật. Trong ảnh, hai vợ chồng già ôm di ảnh của con, một binh lính Nhật Bản chết trong thế chiến, đi trên con đường tại Tokushima năm 1956.

     

    Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 - Ảnh 5

     

    Nhật Bản khắc phục hậu quả chiến tranh bằng cách chú trọng vào nông nghiệp để tạo ra lương thực. Những người Nhật Bản ở Toyama năm 1955 không ngại khổ để có được hạt gạo nuôi sống bản thân và đất nước mình.

     

    Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 - Ảnh 6

    Phụ nữ và đàn ông tắm chung tại một khu suối nước nóng ở Aomori năm 1957.

    Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 - Ảnh 7

    Những đứa trẻ tại Niigata ra đời năm 1950, dù cuộc sống khổ cực nhưng chúng đã không còn phải chứng kiến chiến tranh.

    Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 - Ảnh 8

    Những đứa trẻ được đến trường, chen chúc xem một chương trình truyện tranh tại Tokyo, năm 1953.

    Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 - Ảnh 9

     

    Trong lớp học ở Fukuoka (1959), nhiều em gia đình có điều kiện mang cơm đi ăn trong giờ trưa. Chiến tranh đã qua hơn một thập niên nhưng nghèo đói còn hiển hiện, nhiều em nhà nghèo không có cơm đành ngồi đọc truyện tranh.

     

    Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 - Ảnh 10

    Bình luận
  2. Vì bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ,khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao ko thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh bùng nổ .

    Bình luận

Viết một bình luận