Vì sao nói giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, quốc phòng an ninh là quốc sách hàng đầu?? (Dẫn chứng từng ý, càng nhiều càng tốt)

Vì sao nói giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, quốc phòng an ninh là quốc sách hàng đầu??
(Dẫn chứng từng ý, càng nhiều càng tốt)

0 bình luận về “Vì sao nói giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, quốc phòng an ninh là quốc sách hàng đầu?? (Dẫn chứng từng ý, càng nhiều càng tốt)”

  1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai số 02-NQ/HNTW Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, ngày 24/12/1996 xác định: Đến năm 2020 có một số phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, trường đại học đạt trình độ quốc tế. Đạt mức độ tiên tiến trong khu vực về các chỉ tiêu đặc trưng cho tiềm lực khoa học và công nghệ như: tỷ lệ phần trăm tổng thu nhập quốc dân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, số lượng cán bộ nghiên cứu – triển khai trên 1 vạn dân, số phát minh, sáng chế được đăng ký cấp giấy chứng nhận, v.v..

    Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược trên, cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau đây:

    1. Cùng với giáo dục – đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế – xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bằng và dựa vào khoa học và công nghệ. Đảng và Nhà nước có chính sách đầu tư khuyến khích, hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ.

    2. Khoa học và công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng – an ninh.
    Khoa học và công nghệ gắn với giáo dục và đào tạo, khoa học tự nhiên và kỹ thuật gắn với khoa học xã hội và nhân văn.

    3. Phát triển khoa học và công nghệ là sự nghiệp cách mạng của toàn dân.Phát huy cao độ khả năng sáng tạo của quần chúng, của các tập thể khoa học và công nghệ, của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị – xã hội và của mỗi công dân trong hoạt động khoa học, công nghệ.

    4. Phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ kết hợp với tiếp thu thành tựu khoa học, công nghệ thế giới.
    5. Phát triển khoa học, công nghệ gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững.

    Bình luận

Viết một bình luận