Vì sao nói việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường cũng cố quốc phòng an ninh là một tất yếu khách quan trong giai đoạn cách mạng mới? L

Vì sao nói việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường cũng cố quốc phòng an ninh là một tất yếu khách quan trong giai đoạn cách mạng mới? Liên hệ thực tiễn bản thân.

0 bình luận về “Vì sao nói việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường cũng cố quốc phòng an ninh là một tất yếu khách quan trong giai đoạn cách mạng mới? L”

  1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:Cơ sở lý luận:

    Kinh tế quyết định QPAN:

    -kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời và sức mạnh của quốc phòng an ninh.

    -bản chất của chế độ kinh tế xã hội quyết định đến bản chất của quốc phòng an ninh.

    -kinh tế quyết định đến việc cung cấp cơ sở vật chất kĩ thuật cho hoạt động quốc phòng an ninh.

    -kinh tế quyết định đến việc cung cấp số lượng,chất lượng,nguồn nhân lực cho quốc phòng an ninh,qua đó quyết định đến tổ chức kinh tế cho lực lượng vũ trang,quyết định đến đường lối chiến lược về quốc phòng an ninh cho quốc gia.

    Tóm lại,kết hợp phát triển KTXH với tăng cường QPAN là một tất yếu khách quan,mỗi lĩnh vực hoạt động  có nội dung,phương thức riêng nhưng lại có sự thống nhất ở mục đích chung,cái này là điều kiện tồn tại của cái kia và ngược lại.tuy nhiên mỗi lĩnh vực hoạt động có nội dung,phương thức riêng nên việc kết hợp phải hợp lý cân đối,hài hòa.

    QPAN tác động trở lại đối với kinh tế trên cả 2 góc độ tích cực và tiêu cực:

    *tích cực:QPAN vững mạnh sẽ tạo môi trường hòa bình,ổn định lâu dài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KTXH.hoạt động của QPAN có tác dụng kích thích cho sự phát triển kinh tế và tạo ra được thị trường để tiêu thụ sản phẩm kinh tế.

    *tiêu cực: hoạt động của quốc phòng an ninh sẽ tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân lực,vật lực tài chính của XH.Đặc biệt nếu chiến tranh xảy ra nó sẽ gây hủy hoại lớn đến môi trường sinh thái và để lại nhiều hậu quả cho nền kinh tế phải giải quyết.

    Cơ sở thực tiễn:

    Sự kết hợp của ông cha ta:

    *ông cha ta luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc làm trọng,để đề ra kế sách dựng nước với tư tưởng lấy dân làm gốc,dân giàu nước mạnh,đồng thời luôn chăm lo xây dựng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc,để vừa phát triển kinh tế,vừa tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ tổ quốc.

    *trong xây dựng phát triển kinh tế đã sử dụng nhiều chính sách như khai hoang,lập ấp ở những nơi xung yếu,phát triển nghề thủ công,đồng thời chăm lo xây dựng mở mang đường sá,đào sông ngòi kênh rạch,xây đắp đê điều,vừa phát triển kinh tế vừa tạo ra thế trận đánh giặc cơ động lực lượng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc.

    Sự kết hợp của Đảng ta:

    Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945-1954:

    Đảng ta đã đề ra chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc,vừa chiến đấu vừa tăng gia sản xuất,thực hành tiết kiệm,vừa phát triển kinh tế ở địa phương,vừa chiến tranh nhân dân rộng khắp.

    Trong kháng chiến chống Mỹ 1954-1975:

    Việc kết hợp phát triển đã được Đảng ta chỉ đạo ở mọi miền với những nội dyng và biện pháp thích hợp. ở Việt Bắc: Để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và xây dựng hậu phương lớn cho miền nam đánh giặc Đảng ta đã đề ra chủ trương:” trong xây dựng kinh tế phải thấu xuất nhiệm vụ quốc phòng cũng như trong củng cố quốc phòng phải sắp xếp cho ăn khớp với nội dung công cuộc đổi mới kinh tế”.

    Miền nam, Đảng ta chỉ đạo quân và dân ta kết hợp chặt chẽ giữa đánh định, củng cố và mở rộng hậu phương, xây dựng căn cứ địa miền nam vững chắc là điều kiện cơ bản để cho cách mạng miền nam nước ta đi đến thắng lợi.

    *thời kì cả nước độc lập thống nhất cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1975 đến nay). Sự kết hợp được Đảng ta khẳng định là một nội dung quan trọng trong đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đồng thời được triễn khai trên quy mô lớn và toàn diện.

    *Tóm lại: nhờ chính sách nhất quán về thực hiện sự kết hợp chúng ta đã phát huy được mọi tiềm năng cho xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Trong thời bình,cùng với phát triển kinh tế là chăm lo củng cố tiềm lực quốc phòng,thế trận quốc phòng.Nhờ vậy khi đất nước bị xâm lược chúng ta đã huy động được sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù,gìn giữ và phát triển đất nước cho đến nay.

    Nội dung kết hợp:Kết hợp trong xd chiến lược phát triển kinh tế xã hội:Kết hợp trong việc phát triển các vùng lãnh thổ kinh tế chủ yếu:Kết hợp trong các ngành và các lĩnh vực kinh tế chủ yếu:

    Công nghiệp: kết hợp ngay từ khâu quy hoạch bố trí các đơn vị kinh tế của ngành,bố trí hợp lí cần quan tâm đến vùng sâu,vùng xa,vùng kinh tế kém phát triển ,thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp,nông thôn.

                              Tập trung đầu tư phát triển 1 số ngành công nghiệp có liên quan đến quốc phòng để đáp ứng nhu cầu trang bị cơ giới cho nền kinh tế vừa sản xuất ra những sản phẩm kĩ thuật công nghệ cao phục vụ cho QPAN.

                              Mở rộng tính liên doanh,liên kết giữa ngành công nghiệp,công nghiệp quốc phòng nước ta với công nghiệp các nước tiên tiến trên thế giới,ưu tiên những ngành có tính lưỡng dụng cao.

                             Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp quốc gia phục vụ cho thời chiến,thực hiện dự trữ chiến lược nguyên-nhiên-vật liệu quý hiếm cho sản xuất công nghiệp quốc phòng.

    Nông-lâm-ngư:cần khai thác có hiệu quả tiềm năng đất rừng biển đảo và lực lượng lao động để phục vụ cho nhu cầu dân sinh xuất khẩu và có dự trữ cho quốc phòng an ninh.

                               Kết hợp trong nông-lâm-ngư nghiệp phải gắn với giải quyết tốt các vấn đề của xã hội đồng thời đảm bảo giữ vững về an ninh lương thực,an ninh nông thôn,góp phần tạo thế trận phòng thủ và thế trận lòng dân vững chắc.

                              Gắn việc động viên đưa dân lên lập nghiệp ở các đảo với chú trọng đầu tư xd phát triển các hợp tác xã,các đội tuyển đánh bắc xa bờ với xd lực lượng quân dân tự vệ biển đảo.

                              Đẩy mạnh phát triển trồng rừng,gắn công tác định canh,định cư,xd cơ sở chính trị vững chắc,nhất là ở vùng biên giới.

    Kết hợp trong giao thông-bưu điện-xây dựng cơ bản-KHCN giáo dục y tế:

       *Đối với giao thông vận tải:

    Phát triển hệ thống giao thông vận tải đồng bộ ở các loại đường để đáp ứng nhu cầu đi lại,vận chuyển hàng hóa và mở rộng giao lưu với bên ngoài,chú trọng mở rộng nâng cấp các tuyến đường trục Bắc Nam.đồng thời xd tuyến đường vành đai biên giới.

    Trong thiết kế thi công các tuyến vận tải chiến lược phải tính đến các phương tiện cơ động quân sự có trọng tải và lưu lượng vận chuyển lớn liên tục.

    Các tuyến đường xuyên Á đi qua lãnh thổ Việt Nam cần phải có kế hoạch xây dựng các  khu vực phòng thủ kiên cố, vững chắc.

      *Trong bưu chính viễn thông:

    Phải kết hợp chặc chẽ giữa ngành bưu điện của quốc gia với ngành thông tin của quân đội,công an để phát triển hệ thống an ninh quốc gia hiện đại.

    Có phương án thiết kế xây dựng và bảo vệ hệ thống thông tin liên lạc 1 cách vững chắc trong mọi tình huống.

    Các phương tiện thông tin liên lạc và điện tử cần phải được bảo đảm bí mật và có khả năng chống nhiễu cao.

    Khi hợp tác với nước ngoài về xây dựng,mua sắm các trang thiết bị thông tin điện tử phải lựa chon đối tác tin cậy và phải cảnh giác cao.

       *Trong xây dựng cơ bản:

    Khi xây dựng bất kì công trình nào,ở đâu,quy mô nào cũng phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và có thể chuyển hóa được cho cả quốc phòng an ninh.

    Khi xây dựng ở các thành phố đô thị phải gắn với khu vực phòng thủ của địa phương và phải xây dựng được các công trình ngầm.

    Khi xây dựng ở các khu công nghiệp tập trung các nhà máy lớn quan trọng phải tính đến yếu tố bảo vệ và di dời khi cần thiết.

    Cần nghiên cứu sản xuất những vật liệu siêu bền nhẹ,có khả năng chống xuyên,chống mạnh,chống mặn để phục vụ xây dựng cho các công trình phòng thủ quốc phòng.

    Khi cấp phép đầu tư xây dựng cho các đối tác nước ngoài phải có sự tham gia ý kiến thẩm định của các cơ quan quân sự có thẩm quyền.

      *Trong KHCN giáo dục:

    Phải phối hợp chặc chẽ giữa các ngành khoa học công nghệ của nhà nước và của quốc phòng an ninh để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

    Nghiên cứu,ban hành các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân có đề tài khoa học công nghệ mang  tính ứng dụng cao.Đồng thời có chính sách đầu tư thỏa đáng cho cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

    Cần xem trọng giáo dục,bồi dưỡng nhân lực,đào tạo nhân tài cho đất nước để đáp ứng cho cả sự nghiệp xây dựng,phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.

      *Trong y tế:

    Xây dựng mô hình quân-dân-y kết hợp trên tất cả các địa bàn,đặc biệt là miền núi biên giới.

    Xây dựng kế hoạch động viên y tế dân sự cho quân sự khi có chiến tranh xảy ra.

    Phát huy vai trò của y tế dân sự trong phòng chống,khám chữa bệnh cho nhân dân cả thời bình và thời chiến.

    Kết hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc:Kết hợp trong họa động công tác đối ngoại:Một số nội dung biện pháp,giải pháp thực hiện việc kết hợp:

    -tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,hiệu lực quản lí của nhà nước và của chính quyền các cấp trong thực hiện việc kết hợp,

    -bồi dưỡng nâng cao kiến thức,kinh nghiệm việc kết hợp cho các đối tượng,

    -xây dựng chiến lược tổng thể kết hợp trong thời kì mới,

    -hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách có liên quan đến thực hiện việc kết hợp,

    -củng cố kiện toàn,phát huy vai trò tham mưu của các cơ quan chuyên trách quốc phòng an ninh.

     

    Bình luận

Viết một bình luận