Vì sao Nước Nga phải chuyển từ cuộc cách mạng tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa năm 1917?
Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với việt Nam.
Vì sao Nước Nga phải chuyển từ cuộc cách mạng tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa năm 1917?
Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với việt Nam.
Ngày 7/11/1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, mở ra một thời đại mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã dẫn đến sự ra đời của nước Nga xô-viết và tiếp đó là Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô-viết (Liên Xô), làm thay đổi hoàn toàn cục diện thế giới cũng như vận mệnh của nhiều quốc gia, dân tộc.Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đã có ảnh hưởng trực tiếp, nhiều mặt đến việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam.
Sau Cách mạng năm 1905, nước Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế.
Lúc này, ở Nga đã có một nền đại công nghiệp tập trung rất cao với sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền, phần lớn dưới hình thức xanhđica. Các tổ chức độc quyền đã kiểm soát nhiều ngành công nghiệp quan trọng như dầu mỏ, than đá, luyện kim, đường sắt.. cũng như trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Năm 1904, ở Nga đã có tới 50 tổ chức độc quyền lớn với trình độ tập trung rất cao. Ngay từ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, 13 ngân hàng lớn ở Pêtécbua đã tập trung trong tay tới 65% tổng số tư bản của tư nhân và trên 72% số tiền gửi vào ngân hàng. Trình độ tập trung của tư bản ngân hàng ở Nga cao hơn so với nhiều nước khác. Trên cơ sở hợp nhất giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, ở Nga đã hình thành sự thống trị của tư bản tài chính. Giai cấp tư bản độc quyền Nga đã giữ địa vị có ý nghĩa quyết định trong đời sống kinh tế – tài chính của đất nước và câu kết chặt chẽ với chính quyền Nga hoàng. Họ đã giữ những cương vị quan trọng trong viện Đuma quốc gia cũng như trong những cơ quan nhà nước khác và tác đông mạnh mẽ tới chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Nga hoàng.