vì sao sau chiến tranh thế giới thứ 2 nền kinh tế nhật bản đã khôi phục và phát triển mạnh mẽ

By Maya

vì sao sau chiến tranh thế giới thứ 2 nền kinh tế nhật bản đã khôi phục và phát triển mạnh mẽ

0 bình luận về “vì sao sau chiến tranh thế giới thứ 2 nền kinh tế nhật bản đã khôi phục và phát triển mạnh mẽ”

  1. + Đầu tên phải kể đến tinh thần Samurai của người Nhật, không bao giờ chùn bước trước khó khăn và thử thách. Nhân tố con người luôn là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại.

    + Nguyên nhân thứ 2 phải kể đến vai trò của nhà nước  và tầm nhìn của những người lãnh đạo. Họ biết khuyến khích áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật và tận dụng tốt nguồn vốn hỗ trợ từ Mỹ.

    Ngoài ta còn nguyên nhân nữa là do áp dụng  Đường lối Dodge: Cuối năm 1948, chính phủ Mỹ cử Joseph Dodge sang Nhật Bản để điều hành nền kinh tế ở đây. Ông này chủ trương cân đối ngân sách thông qua hạn chế chi tiêu, ngừng kiểm soát giá, cố định tỷ giá hối đoái Yên Nhật/Dollar Mỹ là 360 : 1. Nhờ đường lối này, nền kinh tế tự do được khôi phục, năng suất lao động ở Nhật Bản được nâng lên, lạm phát được khống chế, thậm chí còn đưa tới nguy cơ giảm phát. 

    Một nhận quan trọng là ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Triều Tiên: Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào tháng 6 năm 1950. Mỹ và Nhật Bản liền ký hiệp định hòa bình để Mỹ rảnh tay hơn đối phó với chiến sự. Những đơn đặt hàng của lực lượng quân sự Mỹ để cung cấp cho mặt trận Triều Tiên gần đó đã làm tăng tổng cầu của Nhật Bản. Nó tạo điều kiện cho Nhật Bản khắc phục một số lệch lạc của nền kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng.

                        Chúc bạn học tốt ^^

    Trả lời
  2. Bạn tham khảo nhé
    Như các bạn đều biết, trong chiến tranh thế giới lần thứ II, Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Nagasaki và Hiroshima, các thành phố lớn khác như Tokyo, Osaka, Nagoya, Kobe, Kagoshima … cũng trở thành đống đổ nát sau các cuộc ném bom của không quân Mỹ. Thiệt hại của Nhật Bản trong chiến tranh được coi là thiệt hại lớn nhất trong lịch sử thế giới.

    Người dân Nhật Bản sau chiến tranh đã mất tất cả và họ đã đứng dậy từ đống đổ nát. Nhật Bản trở thành đống đổ nát nhưng người dân Nhật Bản đều mang trong mình niềm hy vọng và giấc mơ to lớn. Nhật Bản đã phổ cập giáo dục trên toàn quốc ngay từ thời Minh Trị Duy Tân. Và sau chiến tranh mọi người dân Nhật Bản đã tạo nên không khí mang tính văn hóa là “tất cả mọi người đều học tập”. Chế độ giáo dục được cải cách và phát triển một cách rõ rệt.

    Nhật Bản đã mất tất cả bởi chiến tranh nhưng tấm lòng của người dân Nhật Bản vẫn còn đó. Đó là lòng ham muốn học tập cao độ ở trong mỗi người dân. Nhật Bản đã xây dựng các trường đại học quốc lập mới trên tất cả các tỉnh thành. Tất cả các trường trung cấp chuyên nghiệp trước chiến tranh đều được đầu tư nâng cấp trở thành trường đại học. Sau chiến tranh, Nhật Bản nghèo khó về mặt vật chất nhưng các trường học không ngớt được đầu tư xây dựng. Đặc biệt là Nhật Bản đã tập trung cho công cuộc giáo dục thực nghiệm và giáo dục tri thức toàn diện.

    Trong thời đại mới, tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều được hoàn thiện thể chế và nội dung giáo dục. Đến năm 1970, toàn bộ học sinh trong độ tuổi đi học đều tốt nghiệp trung học phổ thông. Nhờ học tập mà người dân Nhật Bản đã xây dựng lại đất nước từ trong đổ nát. Đồng thời với công cuộc giáo dục đào tạo, các phong trào tự nguyện của người dân được triển khai một cách tích cực để thực hiện một xã hội dân chủ. Mọi người dân Nhật Bản đều mang trong mình tấm lòng nhiệt huyết để xây dựng một xã hội mới từ trong đổ nát. Tất cả các tổ chức xã hội của công nhân, nông dân, hợp tác xã, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các đoàn thể kinh tế, tổ chức các công ty vừa và nhỏ đều tích cực triển khai các hoạt động học tập tại các vùng miền, nơi làm việc với niềm tin tưởng mạnh mẽ: Sự nỗ lực trong học tập sẽ mang lại tất cả.

    Trả lời

Viết một bình luận