Vì sao Thái Lan thoát khỏi một nước thuộc địa

Vì sao Thái Lan thoát khỏi một nước thuộc địa

0 bình luận về “Vì sao Thái Lan thoát khỏi một nước thuộc địa”

  1. – Chính sách đối ngoại “mềm dẻo” ( Chính sách ngoại giao “ngọn tre”).

    – Trước sự xâm nhập của các nước phương Tây, Xiêm đã chủ động “mở cửa”, quan hệ với tất cả các nước.

    Xiêm liên tiếp kí các hiệp ước hữu nghị và thương mại với các nước phương Tây: năm 1826 kí với Anh, 1833 với Mỹ, 1907 với Pháp…..

    – Xiêm còn biết lợi dụng mấu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau.VD: dựa vào thế lực của Hà Lan để chống lại thế lực đang lớn mạnh của Bồ Đào Nha. Nhưng khi thế lực của Hà Lan ngày càng cho phối mạnh mẽ ở Xiêm thì họ lại dựa vào Anh để chống Hà Lan…

    – Cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX của Ra-ma V

    Cuối thế kỉ XIX, vua Rama V tiến hành cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự……Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng “mở cửa”. Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.

    – Vị trí “nước đệm” của Xiêm

    Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh-Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi…Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành “vùng đệm” của Anh và Pháp.

    – Trong bối cảnh chung của châu Á, Xiêm nhờ đó mà thoát khỏi thân phận thuộc địa giữ được độc lập.

    P/S: Thầy tui có nói gì nữa nè:”Giống như em quen một thằng bạn trai, mà nó là giang hồ, em muốn bỏ nó mà hk dám sợ nó quýnh em, em quen thêm một thằng ghê hơn nó. Thế là hai thằng đó ghen, nhào vô quýnh nhau, gây nhau, cầm chân nhau, tạo cơ hội cho em kiếm thằng khác.”=))

    P.P.S: Nói đùa thôi đừng áp dụng vào thực tiễn, có ngày chầu trời=))

    Bình luận
  2. Thái Lan thoát khỏi một nước thuộc địa:

    – Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:

    + Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,…

    + Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng “mở cửa“. Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.

    – Nhờ chính sách đối ngoại “mềm dẻo”:

    + Chủ động “mở cửa“, quan hệ với tất cả các nước.

    + Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh – Pháp.

    + Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.

    Bình luận

Viết một bình luận