vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế- xã hội khu vực Nam á? Hãy chứng minh Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á?

By Arya

vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế- xã hội khu vực Nam á? Hãy chứng minh Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á?

0 bình luận về “vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế- xã hội khu vực Nam á? Hãy chứng minh Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á?”

  1. Giáp với biển A-rap,Tây Nam Á và Đông Nam Á

    Có đồng bằng,sơn nguyên,núi,hoang mạc

    Dân số khoảng 1806 triệu người theo đạo Phật  Hồi giáo

    Ấn Dộ là nc có kinh tế phát triển nhất

    Trả lời
  2. Vị trí địa lý : nam á trong khoảng vĩ độ từ 8 độ bắc cho đến 36 độ bắc

    + Nam á nằm ở rìa phiá nam của châu á 

    +giáp với khu vực tây nam á,trung á,đông á và đông nam á 

    + giáp với ấn độ dương 

    khí hậu :

    Khí hậu của Nam Á khác biệt đáng kể giữa các địa phương, từ nhiệt đới gió mùa ở phía nam đến ôn đới tại phía bắc. Sự đa dạng này chịu ảnh hưởng không chỉ bởi độ cao, mà còn do các yếu tố khác như khoảng cách với bờ biển và tác động theo mùa của gió mùa. Phần phía nam hầu hết sẽ nóng vào mùa hè và có mưa vào các giai đoạn gió mùa. Dải đồng bằng Ấn-Hằng ở phía bắc cũng nóng vào mùa hè, song mát hơn vào mùa đông. Vùng núi phía bắc lạnh hơn và có tuyết ở những nơi có độ cao lớn trên dãy Himalaya. Do dãy Himalaya ngăn gió lạnh Bắc Á nên nhiệt độ tại các đồng bằng ôn hoà hơn đáng kể. Hầu hết các địa phương có khí hậu gió mùa, duy trì ẩm trong mùa hè và khô trong mùa đông, và tạo thuận lợi để trồng đay, trà, lúa gạo và các loại cây khác.

    Nam Á nhìn chung được phân thành bốn đới khí hậu lớn:

    • Rìa bắc của Ấn Độ và vùng cao phía bắc Pakistan có khí hậu cận nhiệt đới lục địa khô
    • Viễn nam của Ấn Độ và phần tây nam của Sri Lanka có khí hậu xích đạo
    • Hầu hết phần bán đảo có khí hậu nhiệt đới với các biến thể:
      • Khí hậu cận nhiệt đới ẩm tại phần tây bắc của Ấn Độ
      • Khí hậu nhiệt đới nóng có mùa đông mát tại Bangladesh
      • Khí hậu bán khô hạn nhiệt đới tại trung tâm
    • Dãy Himalaya có khí hậu núi cao

    Độ ẩm tương đối cao nhất là trên 80%, được ghi nhận tại vùng đồi Khasi và Jaintia thuộc Đông Bắc Ấn Độ, và Sri Lanka, trong khi khu vực Pakistan và miền tây Ấn Độ ghi nhận được mức dưới 20%–30%. Khí hậu Nam Á phần lớn có đặc điểm do gió mùa. Nam Á phụ thuộc rất nhiều vào mưa do gió mùa. Hai hệ thống gió mùa tồn tại trong khu vực:

    • Gió mùa mùa hè: Gió thổi từ phía tây nam đến hầu hết các địa phương của khu vực. Nó gây ra 70%–90% lượng giáng thuỷ thường niên.
    • Gió mùa mùa đông: Gió thổi từ phía đông bắc, chiếm ưu thế tại Sri Lanka và Maldives.

    Giai đoạn ấm nhất trong năm là trước mùa gió mùa (tháng 3 đến giữa tháng 6). Trong mùa hè, áp thấp tập trung trên đồng bằng Ấn-Hằng và gió áp cao từ Ấn Độ Dương thổi vào trung tâm. Gió mùa là mùa mát thứ nhì trong năm vì nó có độ ẩm cao và có sương mù bao phủ. Tuy nhiên, vào đầu tháng 6 các dòng tia biến mất trên cao nguyên Thanh-Tạng, áp thấp trên thung lũng sông Ấn giảm sâu và đới hội tụ nhiệt đới (ITCZ) chuyển đến. Diễn ra sự thay đổi dữ dội. Các áp thấp gió mùa khá mạnh hình thành trên vịnh Bengal và đổ bộ từ tháng 6 đến tháng 9.

    đân số:

    Dân số Nam Á là khoảng 1,749 tỉ người vào năm 2013, chiếm khoảng một phần tư dân số thế giới, và đây là khu vực địa lý đông dân nhất cũng như có mật độ dân số cao nhất trên thế giới.[3] Về tổng thể, Nam Á chiếm khoảng 39,49% dân số châu Á, hơn 24% dân số thế giới, và có nhiều dân tộc

    king tế và xã hội:

    Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa. Nam Á trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, nông sản nhiệt đới và tiêu thụ hàng công nghiệp của các công ty tư bản Anh. Năm 1947, các nước Nam Á đã giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ.

    Tuy nhiên, do bị đế quốc Anh đô hộ kéo dài gần 200 năm (1763- 1947), lại luôn xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc và các tôn giáo, nên tình hình chính trị – xã hội trong khu vực thiếu ổn định. Đó là những trở ngại lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của các nước Nam Á. Tổng sản phẩm trong nuớc (GDP) của Nam Á năm 2000 là 620,3 tỉ USD.

    Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á.

    Từ sau ngày giành được độc lập, Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng… và các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là công nghiệp dệt vốn đã nổi tiếng lâu đời với hai trung tâm chính là Côn-ca-ta và Mum-bai.

    Ấn Độ cũng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, tinh vi. chính xác như điện tử. máy tính v.v…

    Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đã đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Sản xuất nông nghiệp cũng không ngừng phát triển, với cuộc “cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”, Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Các ngành dịch vụ cũng đang phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD. có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.

    Trả lời

Viết một bình luận