Việc An Dương Vương để nước ra vào tay của giặc và phải để lại cho đời sống là gì

Việc An Dương Vương để nước ra vào tay của giặc
và phải để lại cho đời sống là gì

0 bình luận về “Việc An Dương Vương để nước ra vào tay của giặc và phải để lại cho đời sống là gì”

  1. An Dương Vương (chữ Hán: 安陽王), tên thật là Thục Phán (蜀泮), là con trai của vua Tày Thục Chế và là cháu của Thục vương Lư Tử bá vương. Ông là vị vua vĩ đại đã mở rộng lãnh thổ nước Âu Việt (Sử ký Tư Mã Thiên gọi Âu Việt là triều đại Nam Cương), lập nên đất nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này. Âu Lạc là nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang đầu tiên của các vua Hùng. Niên đại trị vì của An Dương Vương được các tài liệu ghi khác nhau. Sử cũ như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho rằng thời gian ông làm vua Âu Lạc kéo dài 50 năm, từ 257 TCN đến 208 TCN[3]. Các sử gia hiện đại căn cứ vào Sử ký Tư Mã Thiên là tài liệu gần thời đại nước Âu Lạc nhất, cho rằng An Dương Vương và nước Âu Lạc tồn tại từ khoảng 208 TCN đến 179 TCN, tức là gần 30 năm[4].

    Mục lục

    • 1Nguồn gốc
      • 1.1Người Âu Việt
      • 1.2Con cháu nước Thục ở Trung Hoa
      • 1.3Nghi vấn
    • 2Lịch sử và truyền thuyết
      • 2.1Lập quốc
      • 2.2Chống quân Tần
      • 2.3Xây thành Cổ Loa
      • 2.4Sụp đổ
    • 3Thẻ ngọc “An Dương hành bảo”
    • 4Xem thêm
    • 5Chú thích
    • 6Tham khảo
    • 7Liên kết ngoài

    Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]Người Âu Việt[sửa | sửa mã nguồn]

    Cùng tồn tại ở vùng Bắc bộ Việt Nam và phía Tây tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) vào thời kỳ Hồng Bàng, có các bộ tộc Âu Việt sống xen kẽ với người Lạc Việt. Hai bộ lạc này từ lâu đã có quan hệ gần gũi với nhau. Nhà nước Văn Lang do Hùng Vương đứng đầu cai trị Lạc Việt. Thục Phán, người Âu Việt, là vua người Âu Việt đã đánh bại Hùng Vương vua nước Văn Lang, đổi quốc hiệu thành Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương, đóng đô tại Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội). Có ca dao:

    Ai về qua huyện Đông Anh
    Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục vương
    Cổ Loa thành ốc khác thường
    Trải bao năm tháng dấu thành còn đây.

    Con cháu nước Thục ở Trung Hoa[sửa | sửa mã nguồn]

    Có giả thuyết cho rằng gia đình Thục Phán là hậu duệ của các vua Khai Minh nước Thục thời Chiến Quốc, chạy về phía Nam để tránh bạo loạn vào cuối thời Chiến Quốc và khi nhà Tần nổi lên. Thục Phán đã đến vùng lãnh thổ của người Âu Việt (nay là phía Tây và Nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc và đông bắc Việt Nam) gây dựng lực lượng quân sự tại đây.

    Sách Ngược dòng lịch sử của GS Trần Quốc Vượng cho rằng sau khi nước Thục bị Tần diệt, con nhỏ vua Thục là Thục Chế lưu vong chạy về phía đông nam, lấy vợ người Tày. Tuy nhiên Thục Chế vẫn luôn phải lẩn trốn trước sự truy nã của Tần và không có cơ hội khôi phục nước Thục cũ. Cuối cùng tới con Thục Chế là Thục Phán thì hình thành quốc gia nằm ở phía bắc nước Văn Lang của họ Hồng Bàng.

    Tuy nhiên, giả thuyết này bị nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ. Khoảng cách từ Tứ Xuyên tới miền Bắc Việt Nam là khoảng 3.000 km, và khoảng thời gian từ khi nước Thục bị Tần diệt (316 TCN) đến khi An Dương Vương lên ngôi ở Việt Nam (257 TCN) là gần 60 năm. Trong thời gian ngắn như vậy, khó có chuyện dòng dõi vua Thục có thể di cư xa tới 3.000 km, vượt qua nhiều đồi núi hiểm trở để tới lập quốc ở miền Bắc Việt Nam.[cần dẫn nguồn]

    Nghi vấn[sửa | sửa mã nguồn]

    Mỗi giả thuyết nêu trên đều có những chỗ đáng ngờ và chỗ đáng ngờ chung là: Cho tới đầu công nguyên thời Hai Bà Trưng, người Bách Việt vẫn chưa có họ.[cần dẫn nguồn] Do đó họ Thục của An Dương Vương là một vấn đề nghi vấn, không rõ đây có phải tên họ do đời sau gán cho An Dương Vương hay không. Bộ sử lâu đời nhất và gần thời An Dương Vương nhất là Sử ký Tư Mã Thiên chỉ nhắc tới nước Âu Lạc[5] mà không nhắc tới An Dương Vương hay họ Thục.

    Tựu trung, cả hai thuyết đều chưa được chứng minh bằng các di tích khảo cổ hoặc văn tự ghi chép lại. Song có thể khẳng định: An Dương Vương là lãnh đạo người Âu Việt đóng ở phía bắc nước Văn Lang. Sau một thời gian, ông đã lãnh đạo người Âu Việt tiêu diệt nước Văn Lang, thống nhất cả hai nhóm Âu Việt  Lạc Việt dưới một quốc gia, hai nhóm này hòa nhập với nhau và chính là tổ tiên của người Kinh ở Việt Nam ngày nay.

    Lịch sử và truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]Loạt bài
    Lịch sử Việt Nam

    Thời tiền sử

    Hồng Bàng

    An Dương Vương

    Bắc thuộc lần I (207 TCN – 40)
       Nhà Triệu (207 – 111 TCN)Hai Bà Trưng (40 – 43)Bắc thuộc lần II (43 – 541)
       Khởi nghĩa Bà TriệuNhà Tiền Lý  Triệu Việt Vương (541 – 602)Bắc thuộc lần III (602 – 905)
       Mai Hắc Đế
       Phùng HưngTự chủ (905 – 938)
       Họ Khúc
       Dương Đình Nghệ
       Kiều Công TiễnNhà Ngô (938 – 967)
       Loạn 12 sứ quânNhà Đinh (968 – 980)Nhà Tiền Lê (980 – 1009)Nhà Lý (1009 – 1225)Nhà Trần (1225 – 1400)Nhà Hồ (1400 – 1407)Bắc thuộc lần IV (1407 – 1427)
       Nhà Hậu Trần
       Khởi nghĩa Lam SơnNhà Hậu Lê   Nhà Lê sơ (1428 – 1527)   Lê
       trung
       hưng
    (1533 – 1789)Nhà Mạc (1527 – 1592)Trịnh-Nguyễn
    phân tranhNhà Tây Sơn (1778 – 1802)Nhà Nguyễn (1802 – 1945)
       Pháp thuộc (1887 – 1945)
       Đế quốc Việt Nam (1945)Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1975)
       Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
       Quốc gia Việt Nam
       Việt Nam Cộng hòa
       Cộng hòa Miền Nam Việt NamCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)

    Xem thêm

    • Vua Việt Nam
    • Nguyên thủ Việt Nam
    • Các vương quốc cổ
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam

    sửa
    Lập quốc[sửa | sửa mã nguồn]Lãnh thổ hai nước Văn Lang (trên thực tế) và Nam Cương (theo truyền thuyết), sau này hợp nhất thành nước Âu Lạc

    Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Hùng Vương nói: Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất. Giáp Thìn, năm thứ 1 [257 TCN], vua đã thôn tính được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc[6].

    Trong tư liệu truyền miệng người Tày  Lĩnh Nam chích quái có đề cập đến, cha của Thục Phán  Thục Chế làm vua nước Nam Cương được 60 năm thì qua đời, khiến cho gia đình họ Thục rơi vào cảnh chia rẽ tranh giành quyền lực. Khi ấy Thục Phán mới tròn 10 tuổi, cháu của Thục Chế  Thục Mô lợi dụng và đưa Thục Phán lên ngôi. Thục Mô nhiếp chính lộng quyền, nhiều lần muốn giết Phán đoạt ngôi vua, khiến chư hầu bất mãn. Nhưng Thục Phán thì vẫn luôn nhẫn nại mong hàn gắn lại gia tộc họ Thục vốn đã bị chia rẽ từ khi cha mình mất. Chín chúa Mường (bao gồm ba Nùng chủ, hai Dao chủ, một Mán chủ, một Sán chủ, một Tày chủ, một Miêu chủ) không phục kéo quân về bắt Thục Phán đòi chia nhỏ đất ra cho các chúa cai quản và đòi nhường ngôi “vua” (sử thi người Tày gọi giai đoạn lịch sử đó là “Cẩu chủa cheng vùa”, chính là truyền thuyết Chín Chúa tranh Vua nổi tiếng trong văn hóa tín ngưỡng đông bắc Việt Nam và các dân tộc thiểu số vùng nam Quảng Tây). Thục Phán tuy ít tuổi, nhưng từ bé đã thể hiện phẩm chất thông minh hơn người, bày kế cho Thục Mô và chín chúa Mường đua sức, đấu đá lẫn nhau. Còn họ Thục thì giải quyết tranh chấp nội bộ và củng cố lực lượng ở kinh đô Thành Bản Phủ, đến khi các phe cánh đấu đá đến sức cùng lực kiệt, Thục Phán mới thâu tóm toàn cục khiến chín chúa Mường quy phục ông. Từ đó, nước Nam Cương dưới tay Thục Phán trở nên cường thịnh. Từ năm 263 TCN đến năm 257 TCN, Thục Phán đem quân thôn tính nhiều lãnh thổ của các bộ tộc Bách Việt trên phương Bắc và cả Văn Lang ở phương Nam.

    Thục Phán lúc đầu chỉ tính mượn sức Văn Lang cùng chống giặc phương Bắc theo con đường hôn nhân, nhưng bị Hùng Vương buông lời miệt thị. Thục Phán nổi giận muốn đem quân xuống Nam nhưng lại lo sợ nhà Tần và các bộ tộc Bách Việt ở mặt bắc đánh úp Thành Bản Phủ. Nên ông nghe theo kế của Thục Mô, sai người đưa nhiều châu báu cho chủ tướng phía Nhà Tần là Bình Nam tướng quân Đồ Thư thể hiện sự thần phục, kích Đồ Thư đánh Người Lê  Tây Âu, khi ấy Đồ Thư cũng đang bận dẹp loạn ở vùng Phiên Ngung nên chấp nhận đề nghị. Sau khi tạm yên mặt Bắc, ông ra lệnh cho hai vị chúa Mường đứng đầu hai bộ tộc là Miêu chủ  Dao chủ đem quân của tiến về biên giới các bộ tộc Nam Chiếu cổ (phía Tây Hà Giang), còn mình đem quân đánh thẳng xuống Phong Châu. Khi ấy Văn Lang đã suy tàn, Hùng Vương đời 18 tính háo sắc, thường gian dâm với vợ các tù trưởng dưới trướng mình, tính tình lại độc ác bạo ngược khiến quân dân bất mãn tột độ. Quân đội tinh nhuệ của Thành Bản Phủ chẳng tốn nhiều hơi sức đã hạ được Văn Lang. Chỉ trong vòng một tuần, Thục Phán đã giết được Nguyễn Tuấn (phò mã của Văn Lang), vây hãm Phong Châu khiến Hùng Vương phải sợ hãi tự tử. Cùng lúc, các tù trưởng Nam Chiếu ở phía tây nghe tin Tày chủ Thục Phán bỏ kinh đô xuống Nam, cùng hợp lực đông tiến thì bị phục binh của Miêu chủ  Dao chủ phục sẵn ở Xín Mần đánh cho thua liểng xiểng phải rút chạy về tận địa phận Lào Cai bây giờ.

    Thục Phán sau khi lấy được Văn Lang nhanh chóng ổn định quân đội, treo bảng cầu hiền, những tù trưởng thuộc Văn Lang cũ vẫn giữ nguyên chức vụ, ông lấy hiệu là An Dương Vương, đổi tên nước thành Âu Lạc, bộ máy nhà nước thời Âu Lạc không có nhiều thay đổi so với bộ máy nhà nước thời Văn Lang. Đứng đầu trong bộ máy hành chính ở trung ương vẫn là Vua và Lạc Hầu  Lạc Tướng. Đứng đầu các bộ vẫn là Lạc Tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ vẫn là Bồ chính. Tuy nhiên, ở thời An Dương Vương quyền hành của nhà nước cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc cai trị đất nước.

    Khi ấy lãnh thổ của Nam Cương đã trở nên cực thịnh, toàn bộ vùng đông bắc Việt Nam và một nửa Quảng Đông  Quảng Tây đều chịu sự cai quản của người Tày.

    Chống quân Tần[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Chiến tranh Tần-Việt

    Cùng thời kỳ này, bên Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng sáp nhập sáu nước sau nhiều năm hỗn chiến thời Chiến Quốc. Ông tiếp tục tham vọng xâm chiếm Bách Việt, vùng đất đai của các bộ tộc Việt ở phía nam Trung Quốc và bắc Việt Nam ngày nay. Đạo quân xâm lược nhà Tần do Đồ Thư chỉ huy đã đánh chiếm nhiều vùng đất của Bách Việt, nhập vào lãnh thổ Trung Hoa. Khi vào lãnh thổ phía Đông Bắc nước Âu Lạc, quân Tần gặp phải cuộc kháng chiến trường kì của người Việt do Thục Phán chỉ huy.

    Bản đồ các khu vực lẻ tẻ do nhà Tần chiếm được của các nhóm tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử sau năm 210 TCN.

    Theo tư liệu dân gian, trong các câu hát sli, lượn của người dân tộc thiểu số Đông Bắc: Thục Phán đã đoán trước được tương lai không xa sẽ có một cuộc chiến tranh khốc liệt với người Hoa Hạ ở phương Bắc. Khoảng thời gian ông thu phục chín chúa Mường, kết thúc loạn Cẩu chủa cheng vùa lúc còn rất trẻ, lúc ông thuyết phục các lãnh chúa làm theo kế hoạch của mình, có tiên đoán tương lai đến hiểm họa chiến tranh với người phương Bắc. Trong các làn điệu hát thơ Phong Slư của người dân tộc Tày hay các bài hát Sli Slình làng (Nùng Cháo) Sli Giang (Nùng Hà Giang) Sli Phàn slình (Nùng phàn slình) của Người Nùng có kể rất rõ đoạn hội thoại của ông với chín chúa Mường, ông nói:

    Khi phương Bắc thống nhất trở lại,
    họ nhất định sẽ tìm cách xuống nuốt toàn bộ Bách Việt,
    giang sơn Nam Cương cũng sẽ khó thoát.
    Hãy cùng ta xuôi ngựa xuống phương Nam,
    nơi quanh năm ngập nước, ruộng trải đến tận chân trời
    lương thực ở nơi đó, quân ta dùng vài năm cũng không hết
    vua Văn Lang kiêu ngạo, kẻ dưới quyền căm ghét
    Cùng ta đánh thật nhanh để thu vụ lúa đầu…”

    Mũi tên đồng tại Thành Cổ Loa.

    Năm 218 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng huy động 50 vạn quân chia làm năm đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Âu Lạc, đạo quân thứ nhất do tướng Sử Lộc (史禄) chỉ huy đã đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng, Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, Đồ Thư thống lĩnh đã vào được đất Tây Âu, giết tù trưởng người Lê  Dịch Hu Tống (譯吁宋), chiếm đất rồi tiến vào Bách Việt. Bên kia chiến tuyến, Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Âu Lạc, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc. Quân Tần đi đến đâu, dân Âu Lạc làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần chiến đấu trong nhiều năm, Đồ Thư tổ chức tấn công-tiêu diệt không hiệu quả, dần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân nhà Tần đã kiệt sức vì thiếu lương, thì quân dân Âu Lạc do Thục Phán chỉ huy mới bắt đầu xuất trận, quân Tần muốn tiến hay lui đều bị người Âu Lạc bủa vây đánh úp. Quân của Thục Phán đánh tập kích bất ngờ và dùng cung nỏ tấn công quân nhà Tần. Đồ Thư lúc này mới hối hận, không biết chớp thời cơ, ông đã phải bỏ mạng trong trận này. Mất chủ tướng, quân Tần hoang mang mở đường tháo chạy về nước. Sử ký Tư Mã Thiên mô tả tình trạng quân Tần lúc bấy giờ như sau:

    Đóng binh ở đất vô dụng… Tiến không được, thoái không xong. Đàn ông mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi. Người ta phải thắt cổ trên cây dọc đường. Người chết trông nhau

    Theo Hoài Nam tử, Đồ Thư bị giết, quân Tần thây phơi máu chảy vài mươi vạn, nước Tần phải lấy tù nhân bị lưu đày để bổ sung quân đội. Đạo thứ nhất của quân Tần đã đi bằng thuyền nhỏ theo sông Tả Giang, từ Ninh Minh lên Thủy Khẩu, Tà Lùng đến Cao Bình. Thục Phán sai Tày chủ Lã Bính phục quân ở đoạn Hát Gia, khi quân Tần tiến đến chỗ này, bị quân Âu Lạc thả gỗ, ném đá, phóng lao, bắn tên xuống thuyền làm cho giặc bị thương, bị chết vô số kể. Lại nghe tin vua Tần Thủy Hoàng đã chết, tướng Đồ Thư hoảng hốt, bèn cho rút quân. Ở khu vực Hát Gia hiện nay, người dân đã tình cờ phát hiện ra mũi tên đồng có một ngạnh đã han rỉ ở bãi cát Soóc Luông hay một số kim khí ở Soóc Lẩc. Tuy nhiên, để tìm thấy hiện vật minh chứng về các sự kiện lịch sử liên quan đến Thục Phán  Cao Bằng phải tiến hành các bước nghiệp vụ khảo sát thực địa sâu hơn.

    Sau gần 10 năm kháng chiến, nhân dân Âu Việt giành được độc lập. Thục Phán củng cố và xây dựng lại đất nước.

    Xây thành Cổ Loa[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Thành Cổ Loa

    Sau chiến thắng trước quân Tần, danh tiếng của An Dương Vương chấn động khắp vùng Đông Á, nhiều người tài xin ra giúp ông, kể cả những người Văn Lang. Đây là một sự kiện quan trọng để chia tách dân tộc Mường (những người thần phục Thục Phán) và người Kinh (những người thuần phục Triệu Đà) sau này. Một trong những thủ lĩnh Văn Lang  Cao Lỗ, đã giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ liên châu (bắn được nhiều mũi tên một phát).

    Nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự, Thục Phán đã cho quân dân ngày đêm xây đắp thành Cổ Loa, trang bị cho thành trì nhiều vũ khí đáng sợ. Ông ra lệnh cho cấp dưới ra sức huấn luyện cho hàng vạn binh sĩ ngày đêm tập bắn nỏ. Còn mình thì thường giám sát tập bắn ở trên “Ngự xa đài”. Bộ cung Âu Lạc thời bấy giờ vang danh khắp nơi là bất khả chiến bại, được xưng tụng sánh ngang với kỵ mã nhà Tần, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc.

    Theo truyền thuyết người Việt kể rằng, thành xây nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành. Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. An Dương Vương cũng phát triển thủy binh và cho chế tạo nhiều vũ khí lợi hại, tạo lợi thế quân sự vững chắc cho Cổ Loa.

    Tượng Rùa tại Đền Cuông.

    Di tích của thành Cổ Loa vẫn còn lưu lại cho đến nay, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía đông bắc. Đền thờ An Dương Vương nằm ở trung tâm di tích này. Các nghiên cứu khảo cổ học tại đây vẫn tiếp tục làm sáng tỏ các thời kỳ lịch sử mà thành đã trải qua.

    Sụp đổ[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm: Vấn đề chính thống của nhà TriệuCổng vào Đền thờ An Dương Vương tại xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.Đền thờ An Dương tại xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An (Đền Cuông).

    Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Triệu Đà, được lệnh chủ tướng Nhâm Hiêu, đem quân từ quận Nam Hải (Quảng Đông bây giờ) sang đánh Âu Lạc. Nhờ vào chuẩn bị quân sự tốt, An Dương Vương đã chống cự được hiệu quả. Theo Sử ký Tư Mã Thiên viết, Triệu Đà đem quân đến kinh đô nước Âu Lạc, thì thấy một tòa thành hình dáng cổ quái, không dám tấn công. Nên hạ lệnh cho quân đến núi Tiên Du (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay) để hạ trại. Hôm sau ông cử tướng tiên phong Kiệt Tuấn (桀駿) dẫn 3.000 kỵ mã quân Tần đến gần Loa Thành do thám, bị các tay nỏ Liên châu trong thành bắn tên ra tua tủa như mưa, thây chết đầy nội, Kiệt Tuấn bỏ mạng. Triệu Đà chưa đánh đã mất một danh tướng nên buộc phải rút lui về Nam Hải.

    Trong thời gian này (208 TCN – 207 TCN) Quận úy Nam Hải là Nhâm Ngao bị bệnh nặng, Triệu Đà nhân dịp đó giết hết những quan lại nhà Tần bổ nhiệm ở Lĩnh Nam, cất quân đánh chiếm quận Quế Lâm, Tượng quận; tự xưng “Nam Việt Vũ Vương”, chính thức ly khai khỏi nhà Tần. Trở lại tham vọng chinh Nam, ông cho gián điệp trà trộn xâm nhập vào nước Âu Lạc, dùng tài ngoại giao của mình và đút lót mua chuộc các thủ lĩnh người Tây Văn Lang vốn bất mãn với Thục Phán từ trước, từ năm 180 TCN và 179 TCN, các Lạc Tướng Tây Văn Lang và một số chúa Mường đã quy thuận Triệu Đà. Nhờ có bản đồ thành trì, cầu đường, sông núi Âu Lạc do các chúa Mường và các Lạc Tướng cung cấp, Triệu Đà nhanh chóng đánh bại và thuần phục hai chúa Mường: Sán chủ (tộc Sán Dìu)  Phòng Thành Cảng  Mán chủ (tộc Sán Chay)  Quảng Ninh ngày nay. Rồi xuôi quân lên Lạng Sơn  Cao Bằng khuất phục hai Nùng chủ của tộc Nùng Phàn Sình và Nùng Cháo. Tày chủ Lã Bính không chịu đầu hàng nên bị sát hại cả nhà. Ở Loa Thành, Thục Phán bị những Lạc Hầu  Lạc Tướng phản bội che mắt, những trung thần như Cao Lỗ bị gièm pha ly gián, dần dần bị xa lánh khỏi vua. Đến khi Triệu Đà đánh thẳng vào trong thành Cổ Loa, Thục Phán mới cuống cuồng bỏ chạy. Cao Lỗ và những người trung thành với Thục Phán biết tin, hợp lực lại ra đón đường chặn đánh quân Triệu Đà cho chủ chạy thoát, Thục Phán chạy xuống phía nam, uất hận mất nước mà tự sát, nhóm Cao Lỗ cũng bị tiêu diệt sạch. Sau khi diệt xong Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập lãnh thổ vừa chiếm được vào Bách Việt, tự xưng mình là Triệu Vũ Đế, đổi tên nước thành Nam Việt. Ông áp dụng chính sách “hòa tập Bách Việt” đồng thời tăng cường chính sách “Hoa Việt dung hợp”, Âu Lạc chính thức mất từ đây.

    Theo truyền thuyết của người Việt thì Triệu Đà dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn giữa con trai mình, Trọng Thủy, và con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Sau khi nắm được bí mật quân sự của An Dương Vương thông qua con trai, Triệu Đà đã thành công trong việc chinh phục Âu Lạc, buộc An Dương Vương bỏ chạy và tự tử, kết thúc thời kỳ An Dương Vương.

    Về năm mất của triều đại An Dương Vương, các tài liệu ghi chép khác nhau. Đa phần sách sử Việt Nam (Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án) đều chép là An Dương Vương mất nước năm 208 TCN. Sách giáo khoa của Việt Nam căn cứ vào Sử ký của Tư Mã Thiên ghi nước Âu Lạc mất năm 179 TCN. Sở dĩ như vậy vì Sử ký chép là Triệu Đà diệt nước Âu Lạc “sau khi Lã Hậu chết”, mà Lã Hậu chết năm 180 TCN, do đó nước Âu Lạc mất khoảng năm 179 TCN. Truyền thuyết An Dương Vương, Nỏ Thần, và con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ ở rể nước Việt có nhiều chỗ không hợp với Sử ký của Tư Mã Thiên, mặc dầu Sử ký là nguồn tư liệu sớm nhất mà các nhà viết sử Việt Nam có được để tham khảo.

    Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục chép dẫn theo sách Thái bình hoàn vũ ký, phần “Nam Việt chí” của Nhạc Sử nhà Tống: An Dương Vương cai trị Giao Châu, Úy Đà đem quân sang đánh. An Dương Vương có Cao Thông (Cao Lỗ) giúp đỡ, chế ra cái nỏ, bắn một phát giết chết quân [Nam] Việt hàng vạn người, bắn ba phát giết đến ba vạn. Triệu Đà biết rõ duyên cớ, liền lui về đóng ở Vũ Ninh, rồi cho con là Trọng Thủy sang làm tin, xin hòa hảo với nhau. Về sau, An Dương Vương đối xử với Cao Thông không được hậu, Cao Thông bỏ đi. An Dương Vương có người con gái là Mỵ Châu, thấy Trọng Thủy đẹp trai, liền phải lòng. Về sau, Trọng Thủy dụ dỗ Mỵ Châu đòi xem nỏ thần, Mỵ Châu đem cho xem. Trọng Thủy nhân đấy bẻ hỏng cái lẫy nỏ, rồi lập tức sai người ruổi về báo tin cho Triệu Đà. Triệu Đà lại đem quân sang đánh úp. Khi quân Triệu kéo đến, An Dương Vương đem nỏ ra bắn như trước, nhưng nỏ hỏng rồi! Quân Thục chạy tan tác. Triệu Đà phá được Thục. Ngày nay, mẫu truyện lịch sử này đã được liệt vào một trong những dạng chiến tranh gián điệp rất sớm của lịch sử Việt Nam.

    Thẻ ngọc “An Dương hành bảo”[sửa | sửa mã nguồn]

    Thẻ ngọc “An Dương hành bảo” được tìm thấy ở thành phố Quảng Châu thuộc lãnh thổ nước Nam Việt thời cổ. Thẻ ngọc có hình dạng gần chữ nhật, bốn góc thẻ khắc bốn chữ “安陽行寶”[7] (An Dương hành bảo), khổ chữ to hơn khổ chữ phía trong mặt thẻ gồm 124 chữ lối cổ trựu. Bản khắc toàn văn sáu mươi (Giáp Tý), (60 chữ can chi). Xung quanh trang trí khắc đường vằn sóng lượn. Do bị chôn lâu ngày dưới đất nên màu vàng hơi hung hung đỏ. Mặt trái thẻ trang trí đường cong hình móc câu. Nét chạm trên thẻ ngọc An Dương thô.[8] Nhà nghiên cứu “Sở giản” Dư Duy Cương ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc cho rằng: “Ngọc bảo An Dương này là của An Dương cổ đại Việt Nam. An Dương hành bảo có lỗ đeo, đây là loại ngọc phiến người xưa đeo làm vật báu hộ thân, trừ tà để được an lành.” Thẻ ngọc này đào được ở phía đông nam và cách thành phố Quảng Châu 18 km, ở trên hạ lưu sông Việt Giang do một nông dân khi cuốc đất đào được ở sườn núi năm 1932. Những thẻ ngọc đào được ở Quảng Châu khoảng 200 thẻ, trong đó có thẻ ngọc khắc chữ An Dương. Khi Nam Việt đánh bại Âu Lạc, các báu vật của Âu Lạc là chiến lợi phẩm nên mới đào được ở Quảng Châu.[9]

    Bình luận
  2. An Dương Vương (chữ Hán: 安陽王), tên thật là Thục Phán (蜀泮), là con trai của vua Tày Thục Chế và là cháu của Thục vương Lư Tử bá vương. Ông là vị vua vĩ đại đã mở rộng lãnh thổ nước Âu Việt (Sử ký Tư Mã Thiên gọi Âu Việt là triều đại Nam Cương), lập nên đất nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này. Âu Lạc là nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang đầu tiên của các vua Hùng. Niên đại trị vì của An Dương Vương được các tài liệu ghi khác nhau. Sử cũ như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho rằng thời gian ông làm vua Âu Lạc kéo dài 50 năm, từ 257 TCN đến 208 TCN[3]. Các sử gia hiện đại căn cứ vào Sử ký Tư Mã Thiên là tài liệu gần thời đại nước Âu Lạc nhất, cho rằng An Dương Vương và nước Âu Lạc tồn tại từ khoảng 208 TCN đến 179 TCN, tức là gần 30 năm[4].

    Mục lục

    • 1Nguồn gốc
      • 1.1Người Âu Việt
      • 1.2Con cháu nước Thục ở Trung Hoa
      • 1.3Nghi vấn
    • 2Lịch sử và truyền thuyết
      • 2.1Lập quốc
      • 2.2Chống quân Tần
      • 2.3Xây thành Cổ Loa
      • 2.4Sụp đổ
    • 3Thẻ ngọc “An Dương hành bảo”
    • 4Xem thêm
    • 5Chú thích
    • 6Tham khảo
    • 7Liên kết ngoài

    Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]Người Âu Việt[sửa | sửa mã nguồn]

    Cùng tồn tại ở vùng Bắc bộ Việt Nam và phía Tây tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) vào thời kỳ Hồng Bàng, có các bộ tộc Âu Việt sống xen kẽ với người Lạc Việt. Hai bộ lạc này từ lâu đã có quan hệ gần gũi với nhau. Nhà nước Văn Lang do Hùng Vương đứng đầu cai trị Lạc Việt. Thục Phán, người Âu Việt, là vua người Âu Việt đã đánh bại Hùng Vương vua nước Văn Lang, đổi quốc hiệu thành Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương, đóng đô tại Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội). Có ca dao:

    Ai về qua huyện Đông Anh
    Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục vương
    Cổ Loa thành ốc khác thường
    Trải bao năm tháng dấu thành còn đây.

    Con cháu nước Thục ở Trung Hoa[sửa | sửa mã nguồn]

    Có giả thuyết cho rằng gia đình Thục Phán là hậu duệ của các vua Khai Minh nước Thục thời Chiến Quốc, chạy về phía Nam để tránh bạo loạn vào cuối thời Chiến Quốc và khi nhà Tần nổi lên. Thục Phán đã đến vùng lãnh thổ của người Âu Việt (nay là phía Tây và Nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc và đông bắc Việt Nam) gây dựng lực lượng quân sự tại đây.

    Sách Ngược dòng lịch sử của GS Trần Quốc Vượng cho rằng sau khi nước Thục bị Tần diệt, con nhỏ vua Thục là Thục Chế lưu vong chạy về phía đông nam, lấy vợ người Tày. Tuy nhiên Thục Chế vẫn luôn phải lẩn trốn trước sự truy nã của Tần và không có cơ hội khôi phục nước Thục cũ. Cuối cùng tới con Thục Chế là Thục Phán thì hình thành quốc gia nằm ở phía bắc nước Văn Lang của họ Hồng Bàng.

    Tuy nhiên, giả thuyết này bị nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ. Khoảng cách từ Tứ Xuyên tới miền Bắc Việt Nam là khoảng 3.000 km, và khoảng thời gian từ khi nước Thục bị Tần diệt (316 TCN) đến khi An Dương Vương lên ngôi ở Việt Nam (257 TCN) là gần 60 năm. Trong thời gian ngắn như vậy, khó có chuyện dòng dõi vua Thục có thể di cư xa tới 3.000 km, vượt qua nhiều đồi núi hiểm trở để tới lập quốc ở miền Bắc Việt Nam.[cần dẫn nguồn]

    Nghi vấn[sửa | sửa mã nguồn]

    Mỗi giả thuyết nêu trên đều có những chỗ đáng ngờ và chỗ đáng ngờ chung là: Cho tới đầu công nguyên thời Hai Bà Trưng, người Bách Việt vẫn chưa có họ.[cần dẫn nguồn] Do đó họ Thục của An Dương Vương là một vấn đề nghi vấn, không rõ đây có phải tên họ do đời sau gán cho An Dương Vương hay không. Bộ sử lâu đời nhất và gần thời An Dương Vương nhất là Sử ký Tư Mã Thiên chỉ nhắc tới nước Âu Lạc[5] mà không nhắc tới An Dương Vương hay họ Thục.

    Tựu trung, cả hai thuyết đều chưa được chứng minh bằng các di tích khảo cổ hoặc văn tự ghi chép lại. Song có thể khẳng định: An Dương Vương là lãnh đạo người Âu Việt đóng ở phía bắc nước Văn Lang. Sau một thời gian, ông đã lãnh đạo người Âu Việt tiêu diệt nước Văn Lang, thống nhất cả hai nhóm Âu Việt  Lạc Việt dưới một quốc gia, hai nhóm này hòa nhập với nhau và chính là tổ tiên của người Kinh ở Việt Nam ngày nay.

    Lịch sử và truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]Loạt bài
    Lịch sử Việt Nam

    Thời tiền sử

    Hồng Bàng

    An Dương Vương

    Bắc thuộc lần I (207 TCN – 40)
       Nhà Triệu (207 – 111 TCN)Hai Bà Trưng (40 – 43)Bắc thuộc lần II (43 – 541)
       Khởi nghĩa Bà TriệuNhà Tiền Lý  Triệu Việt Vương (541 – 602)Bắc thuộc lần III (602 – 905)
       Mai Hắc Đế
       Phùng HưngTự chủ (905 – 938)
       Họ Khúc
       Dương Đình Nghệ
       Kiều Công TiễnNhà Ngô (938 – 967)
       Loạn 12 sứ quânNhà Đinh (968 – 980)Nhà Tiền Lê (980 – 1009)Nhà Lý (1009 – 1225)Nhà Trần (1225 – 1400)Nhà Hồ (1400 – 1407)Bắc thuộc lần IV (1407 – 1427)
       Nhà Hậu Trần
       Khởi nghĩa Lam SơnNhà Hậu Lê   Nhà Lê sơ (1428 – 1527)   Lê
       trung
       hưng
    (1533 – 1789)Nhà Mạc (1527 – 1592)Trịnh-Nguyễn
    phân tranhNhà Tây Sơn (1778 – 1802)Nhà Nguyễn (1802 – 1945)
       Pháp thuộc (1887 – 1945)
       Đế quốc Việt Nam (1945)Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1975)
       Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
       Quốc gia Việt Nam
       Việt Nam Cộng hòa
       Cộng hòa Miền Nam Việt NamCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)

    Bình luận

Viết một bình luận