Việc lý thường kiệt chọn sông như nguyệt xây dựng phòng tuyến chống địch nói lên điều gì

Việc lý thường kiệt chọn sông như nguyệt xây dựng phòng tuyến chống địch nói lên điều gì

0 bình luận về “Việc lý thường kiệt chọn sông như nguyệt xây dựng phòng tuyến chống địch nói lên điều gì”

  1. Đoạn sông Như Nguyệt mà Lý Thường Kiệt chọn lựa xây dựng phòng tuyến có vị trí mang tính chiến lược: có núi ở cả hai bên bờ, đoạn sông có chiều dài khá rộng lên hơn 100 mét, vắt ngang con đường dễ dàng nhất để vượt qua sông Cầu, con sông chặn mọi đường trên bộ có thể dùng để tiến quân vào Thăng Long[18]. Trên khúc này có khoảng 11 bến đò ngang: Như Nguyệt, Tiểu Lâm, Dũng Liệt, Phù Yên, Đẩu Hàn, Phù Cầm, Lượng Sài, Đáp Cầu, Yên Ngô, Bằng Lâm, Phả Lại. Hai bến có tuổi đời lâu và quan trọng nhất là Như Nguyệt và Thị Cầu (hay Đáp Cầu về sau) nằm trên đường giao thông quan trọng tiến vào Thăng Long và là con đường thuận lợi nhất để quân Tống vượt qua sông và tiến về Thăng Long. Vì địa thế quan trọng này, Lý Thường Kiệt quyết định lập một phòng tuyến tại đây nhằm đánh một trận chiến lược

    Bình luận
  2. Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống, vì:

    – Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long.

    – Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.

    – Lực lượng của nhà Tống chủ yếu là bộ binh: 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu.

    Bình luận

Viết một bình luận