“ …Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu…. …Tuy mạnh yếu có lúc khá

“ …Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu….
…Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có…”
Em hãy cho biết, đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Tên tác giả? Tác phẩm này có liên quan gì đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

0 bình luận về ““ …Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu…. …Tuy mạnh yếu có lúc khá”

  1. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo), tác giả là Nguyễn Trãi.

    Tác phẩm này do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428), sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của quân Minh xâm lược, buộc Vương Thông phải giảng hòa, chấp nhận rút quân về nước.

    Bình luận
  2. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo”, tác giả là Nguyễn Trãi

    Tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” là do Nguyễn Trãi hồi tưởng lại diễn biến hào hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà viết thành. Do đó, tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) có liên quan khá mật thiết với nhau. Trong bài Cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra những câu thơ cụ thể về diễn biến cuộc khởi nghĩa, ví dụ như:

    “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần

    Khi Khôi Huyện quân không một đội”

    Hay:

    “Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế

    Ngày hai mươi, tận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu

    Ngày hăm lăm, Bá tước Lương Minh bại trận tử vong

    Ngày hăm tám, Thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn”,…

    CHÚC BẠN HỌC TỐT

    Bình luận

Viết một bình luận