viết 1 bài văn ngắn gọn trình bày cảm nhận của em về : Môi trường thân yêu , ngưbố , quê hương, nụ cười của mẹ Làm đủ các ý nha!!!!!

viết 1 bài văn ngắn gọn trình bày cảm nhận của em về : Môi trường thân yêu , ngưbố , quê hương, nụ cười của mẹ
Làm đủ các ý nha!!!!!

0 bình luận về “viết 1 bài văn ngắn gọn trình bày cảm nhận của em về : Môi trường thân yêu , ngưbố , quê hương, nụ cười của mẹ Làm đủ các ý nha!!!!!”

  1. MÔI TRƯỜNG : Mỗi lần nghe câu hát “trường làng tôi cây xanh bóng vây quanh muôn chim hót vang lên êm đềm…” là tôi lại mường tượng ra một vùng đất nông thôn với những bầy trẻ con hồn nhiên lấm láp. Rồi trong tôi lại dập dồn những hồi ức của ngôi trường của tôi thời thơ ấu.

    Đã hơn ba mươi năm qua, tính từ ngày đầu tiên tôi cắp sách đi học vỡ lòng. Trường của tôi là một căn nhà nhỏ, nơi cuối con hẻm nhỏ. Tôi nghe ba mẹ hồi ấy gọi tên trường là “Trường cô giáo Huế”. Nó không khác gì một căn nhà. Nó có bốn bức tường thấp, trên lợp mái tôn, khác chăng là có rất nhiều bàn ghế và trẻ con lớn nhỏ. Đó là nơi tôi đã học a, b, c trước khi vào lớp Một. Tôi còn nhớ mãi tâm trạng tôi chờ đợi cô giáo Huế nói tiếng Huế, giảng bài bằng tiếng Huế, nhưng tôi không được nghe, không được gặp ai tiếng Huế nơi đó bao giờ, vì người dạy tôi học là một cô giáo khác. Hình như cô giáo Huế là Hiệu trưởng.

    Vài tháng sau, cha mẹ tôi chuyển nơi ở, tôi phải nghỉ học ở “Trường cô giáo Huế”và sau đó vào học lớp Một trường công lập. Từ trường cô giáo Huế bước vào một trường cấp một ở Sài Gòn lúc ấy, tôi như chim sổ lồng bay vào bầu trời rộng. Mỗi ngày, tôi đi bộ rất sớm đến trường vì rất sung sướng được ngắm nhìn cái cổng trường cao rộng, thênh thang màu vàng sẫm. Trước cổng trường rộn rã bao nhiêu cửa hàng bán dụng cụ học sinh với những cây thước kẻ đủ màu rực rỡ, Tôi chỉ có tiền mua một cây thôi. Nhưng khi nhìn người bán dụng cụ học sinh mang ra một bó thước kẻ bằng nhựa với những màu hồng, màu xanh lơ, màu da cam, màu xanh biển và màu vàng tưởi, tôi mê mẩn nhìn theo bàn tay của bà và làm bộ như lựa chọn kĩ lưỡng lắm. Tôi cố tình kéo dài cái thời gian ấy ra, vì thực tình tôi muốn có tất cả các cây thước ấy. Thước hai tấc tôi cũng thích, thước ba tấc cũng đẹp. Màu nào cũng hay. Chao ôi! Lựa chọn suy nghĩ gì thì cuối cùng cũng đành chọn lấy một cây thước hai tấc nào đó. Cái đồng tiền tôi đưa cho bà bán hàng đâu phải là để mua một cây thước trong tay, mà trả cho cái thời gian tôi được vuốt ve, ngắm nghía và lựa chọn một bó thước đủ màu, đủ kích cỡ trong tay mình.

    Tôi học trong trường tiểu học Bàn Cờ ấy chỉ được mấy tháng, cha mẹ lại dọn nhà. Tôi xa ngôi trường ấy không một tiếng than van, nhưng trong tâm tưởng tôi, thì đó là một khung trời tươi đẹp nhất. Sau này, đi học các trường tiểu học tư thục, tôi lại nhớ về trường Bàn Cờ với hình ảnh một cái mái rộng trùm phủ trên đầu học sinh giờ chơi chúng tôi không bị nắng sợi, mưa tạt, như bàn tay thần kì của một bà Tiên, ông Bụt chở che đám học sinh bé bỏng, lúc ấy chúng tôi còn được xếp hàng uống sữa mỗi giờ ra chơi. Lớp học luôn mát mẻ, rộng rãi và lời cô giảng mới rõ ràng, đĩnh đạc làm sao. Sau này nhớ về ngôi trường ấy, tôi nhớ cả những hàng quà giản dị mà tôi luôn mua ăn với một nỗi thèm thuồng. Sau này tôi ít khi thấy bán ở nơi nào khác.

    Sau này, đi qua những trường cũ, phố xưa, tôi luôn dáo dác hỏi tìm thầy cô cũ. Những cảnh cũ đã đổi thay, thầy xưa không còn ai, lòng tôi rưng rưng tự hỏi: “Thầy tôi giờ mái tóc có bạc không? Tuổi già, cuộc sống thầy như thế nào?”

    Một buổi chiều mưa, tôi trú ở một mái hiên của sạp báo bên đường, nơi một lần thoáng thấy thầy hiệu trưởng cũ.

    Hỏi thăm bâng quơ, tôi hay tin thầy hiệu trưởng bây giờ sống ở ngôi biệt thự MT, con cháu đầy đàn. Lòng tôi trút đi một nửa gánh nặng, vẫn còn một nửa gánh đè trên trái tim tôi. Đó là câu hỏi: “Bao giờ tìm thăm được thầy? Có kịp không trước khi thầy nhắm mắt xuôi tay?”.

    NGƯỜI BỐ:

    Người ta thường nói bố là mối tình đầu của con gái. Điều này không đề cập tới tình yêu nam nữ mà là nhấn mạnh vào sự rung động của đứa con gái đối với người bố của mình. Dù có đi đâu, gặp được những người đàn ông tốt đến mấy thì trong tim em bố vẫn luôn là người đàn ông tuyệt vời nhất.

    Năm nay bố của em bước sang tuổi 35. Bố của em là người đàn ông khỏe mạnh và xốc vác. Thân hình bố khỏe khoắn với nước da bánh mật và cơ bắp săn chắc. Bố có nụ cười đáng yêu, chân chất. Bố vui tính và hay ca hát. Vì thế khuôn mặt lúc nào cũng toát lên vẻ rạng ngời, giàu sức sống. Tuy nhọc nhằn, vất vả vì cuộc sống mưu sinh, khuôn mặt bố có phần già dặn hơn tuổi nhưng chưa bao giờ là tiều tụy cả. Đôi mắt bố rất sáng. Đôi lông mày đen rậm. Đôi môi hơi thâm, dày nhưng ngược lại hàm răng rất đều và trắng. Nụ cười của bố luôn là niềm vui trong em.

    Bố em là anh nông dân “chính hiệu”. Ngày mùa bố cặm cụi “đầu tắt mặt tối” ngoài ruộng đồng. Bố ra đồng từ sớm và về khi trời quá trưa. Ăn uống qua loa, ngả lưng chốc lát rồi bố lại tiếp tục đi làm. Mẹ em là giáo viên mầm non, vì thế rất ít khi giúp đỡ bố chuyện đồng áng. Những ngày mùa thế này, công việc của mẹ càng bận bịu hơn. Những khi nông nhàn, bố cũng đâu được nghỉ ngơi. Mùa nào thì nghề đó, bố làm đủ mọi việc. Nước cạn bố đi đánh cá, vụ màu bố đi bắt chuột thịt, xuân về bố đi buôn đào, mai. Ở nhà bố cũng có mảnh vườn nhỏ trồng rau, chồng chuối. Mẹ và em hay giúp ba dọn cỏ, tỉa lá, bắt sâu. Bố nuôi thêm đàn vịt với vài con gà mái đẻ để quanh năm có thức ăn, thức uống từ “cây nhà lá vườn”.

    Ngày còn bé em thường hay lẽo đẽo theo bố đi đánh cá. Bố mặc bộ quần áo đục màu bùn đất, đội mũ cối, xách theo ít mồi với mấy cái rọ đơm cá túc tắc dạo bộ ra đồng. Em hay đòi đi theo. Em cũng đội cái mũ vành rộng bằng cói, mặc chiếc áo dài đi làm của bố bên ngoài. Chiếc áo lấm tấm bùn đất dài chùm kín cả quá đầu gối. Em đi đôi dép cũ. Rồi hai bố con nắm tay nhau “đi làm”. Em thích lắm.

    Đôi bàn tay của bố ấm mà thô ráp quá! Bàn tay bé nhỏ của em nằm gọn trong lòng bàn tay bố. Đôi tay này đã làm biết bao nhiêu là việc. Đôi bàn tay có khả năng che cả nắng của bầu trời hay ngăn cả cơn mưa lớn trút xuống gia đình. Đôi bàn tay tuy dọc ngang vết trầy xước, vết chai, vết thẹo… nhưng vẫn mạnh mẽ và vĩ đại lắm. Đi bên bố em luôn thấy an toàn và vững tâm.

    Bố là người dạy cho em về con người và thế giới xung quanh. Những ngày đi đánh cá, đi bắt chuột, đi thăm đồng cùng bố là một ngày em học được cả “sàng khôn”. Bố dạy em cảm nhận tâm lí của thiên nhiên, cảm nhận sức sống của cây lúa và nghe hiểu được thế giới của các loài vật. Khi nào trời sắp mưa, khi nào trời nắng lớn, khi nào lúa được thì, khi nào chim chóc di cư… tất cả những lí thuyết khoa học và kinh nghiệm sống thú vị đó em được bố truyền dạy bằng thực tiễn. Em luôn biết ơn và trân trọng những gì bố đã dạy bảo cho em.

    Bố em là người lạc quan, yêu đời. Khi làm việc hăng say, bố hứng khởi lại ngân nga vài câu hát. Câu hát dân gian cò lả, câu hát có chị hai, cô sáu, anh ba… gợi lên không gian hòa bình, thanh thản tới lạ thường. Em cũng thích thú mà ngân nga theo tiếng hát của bố. Niềm yêu đời và khát vọng sẻ chia của bố truyền cảm hứng cho em thêm tin yêu vào cuộc sống này hơn. Em rất tự hào về bố!

    Em yêu bố nhiều lắm! Em luôn thầm cảm ơn bố vì bố đã bên em, thương yêu em và cho em một tuổi thơ thật đẹp.

    QUÊ HƯƠNG:Nhắc đến quê hương mình, lòng em dâng lên biết bao niềm yêu mến, tự hào. Quê hương em, đó là nơi cha mẹ sinh ra em và nuôi lớn em thành người. Nơi đây ghi dấu bao kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ em. Đó là những ngày đầu tiên em chập chững biết đi, em bi bô biết nói. Ngày nắng chói chang mẹ thức đêm quạt cho em ngủ. Đêm đông lạnh giá cha ủ ấm cho em bắng hơi ấm của của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn quý trong đời. Người bạn cùng em chăn trâu cắt cỏ, người bạn cùng em thả diều, bắt cá, và cũng chính người bạn ấy cùng em tới lớp tới trường, sẻ chia bao niềm vui nỗi buồn với em. Em còn nhớ đến những thầy cô đã góp công dạy em khôn lớn. Từng lời thầy giảng, từng nét bút của cô còn như in dấu trong em như những âm thanh, hình ảnh thiêng liêng nhất trong đời. Làm sao em quên được những hàng cây xanh mướt, những con đường giản dị, những bờ mương trong mát… và bầu trời lồng lộng tiếng sáo diều… Chao ôi ! Biết ơn và tự hào biết mấy về quê hương yêu dấu ấy.

    NỤ CƯỜI CỦA MẸ:Sinh ra trên đời ai cũng có mẹ, mẹ là người đã nuôi dưỡng ta lớn khôn, dạy dỗ ta thành người. Không những vậy, để những đứa con có thể trưởng thành thì những người mẹ đã phải trải qua không biết bao nhiêu cơ cực, nhọc nhằn, mẹ không tiếc thân mình lam lũ, vất cả chỉ mong các con có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trong mỗi người chúng ta, dù không nói ra nhưng ai cũng dành cho mẹ của mình những tình cảm thương yêu sâu sắc, dạt dào nhất. Và với tôi cũng vậy, mẹ chính là ánh sáng của cuộc sống, là ánh sáng soi đường cho tôi bước qua mọi ngã rẽ, những khó khăn, biến cố của cuộc đời. Điều tôi yêu thích nhất đó chính là ngắm nhìn nụ cười của mẹ, nụ cười ấy thật ấm áp yêu thương, mang lại cho tôi niềm hạnh phúc vô bờ bến.

    Có lẽ chúng ta không ai thấu hiểu được nỗi vất vả của mẹ khi sinh ra và nuôi dưỡng ta nên người, đó là cả một hành trình đầy khó khăn, có những niềm vui, niềm hạnh phúc nhưng cũng không thể thiếu đi những giọt mồ hôi, giọt nước mắt của mẹ. Mang chúng ta trong bụng chín tháng mười ngày, mẹ đã phải cơ cực biết bao, không chỉ là sự nặng nhọc trong bước đi, khó khăn trong sinh hoạt mà còn là những trận ốm nghén đầy dữ dội, đây là những khoảng thời gian thực sự khó khăn của mẹ, vì khi ấy dù mẹ có ốm, có mệt như thế nào thì mẹ cũng sẽ không uống thuốc, vì sợ ảnh hưởng đến những đứa con. Người phụ nữ luôn coi thiên chức được làm mẹ là thiên chức tuyệt vời nhất, vì vậy mà họ không tiếc hi sinh bản thân, hi sinh tuổi xuân của mình.

        Mặc dầu khi sinh con ra, người mẹ sẽ trở nên xấu xí hơn, da nhăn, sức khỏe kém hơn nhưng những thứ đó đâu có đáng kể gì so với tình yêu vô bờ bến dành cho những đứa con của mình. Sinh con đã vất vả nhưng để nuôi lớn con còn vất vả hơn nữa, khi con ốm mẹ không ngại ngần thức đêm lo lắng, thấm ướt khăn để hạ sốt cho con, rồi cuộc sống mưu sinh đầy vất vả để có thể nuôi dưỡng chúng ta nên người. Mẹ không bao giờ nói với chúng ta những điều đó, vì đối với chúng ta là sự xót xa, đau đớn thì đối với mẹ nó là niềm hạnh phúc, vì con mà những khó khăn cũng là những trái đắng đầy ngọt ngào, vì mẹ biết được sự khó khăn, khổ cực của mình sẽ đổi lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho những đứa con.

        Vì vậy mà những đứa con vô tình quên lãng đi sự vất vả của mẹ, vui vẻ tận hưởng những thứ mẹ mang cho và coi đó là một trách nhiệm. Tôi cũng đã từng có suy nghĩ như vậy và giờ đây khi tôi hiểu được mọi điều mẹ làm cho chúng tôi thì tôi thấy hối hận và thương mẹ vô cùng. Mẹ luôn nhìn chúng tôi bằng ánh mắt yêu thương đầy nhân hậu, dù khó khăn, hay gặp những biến cố khó có thể vượt qua thì mẹ cũng chỉ lặng lẽ khóc, nhưng trước mặt những đứa con của mình thì mẹ không bao giờ than phiền dù chỉ là một câu, mẹ lúc nào cũng nở một nụ cười.

        Vì lúc nào mẹ cũng cười nên tôi trở nên vô tâm hơn vì nghĩ rằng mẹ đang hạnh phúc, nhưng sự thật đâu phải vậy. Những nụ cười gượng gạo của mẹ tràn đầy sự mệt mỏi, mệt mỏi vì áp lực của cuộc sống, áp lực mưu sinh cơm- áo- gạo- tiền hàng ngày. Hàng trăm hàng nghìn thứ bủa vây, bòn rút đi sức lực nơi mẹ khiến cho mẹ hao gầy, tiều tụy. Mẹ luôn im lặng nhìn những đứa con được ăn ngon với vẻ mặt đầy hạnh phúc, lúc nào mẹ cũng dành những thứ tốt nhất cho chúng tôi, mẹ lúc nào cũng nói “Con ăn đi, mẹ không đói”, “mẹ không mệt”… những lời nói ấy giờ nghĩ lại khiến tôi ứa nước mắt.

        Nhờ sự tần tảo, hi sinh của mẹ mà chúng tôi cũng dần lớn lên, điều kiện gia đình cũng không còn khó khăn như trước, vì vậy mà mẹ cũng bớt đi những lo toan, nhọc nhằn. Nay khi nhìn chúng tôi ngày càng lớn khôn mẹ đã cười một nụ cười thực sự hạnh phúc. Tôi cũng rất hạnh phúc và xúc động khi nhìn thấy nụ cười ấy của mẹ, bởi nó không còn những nét đượm buồn của sự lo toan, của áp lực cuộc sống nữa. Nếu cho tôi một điều ước, tôi sẽ ước mẹ luôn vui vẻ và cười thật hạnh phúc như vậy.

    Sinh ra trên đời không ai có thể lựa chọn cho mình một hoàn cảnh sống, một gia đình riêng. Vì vậy mà có người giàu, người nghèo, người hạnh phúc, ấm no với sự che chở bao bọc của cha mẹ, nhưng cũng không ít người kém may mắn hơn khi không cha, không mẹ, sống lang bạt nay đây mai đó. Tôi không hối hận vì đã sinh ra trong gia đình của mình, được làm con của mẹ. Vì đối với tôi đó là mái nhà hạnh phúc nhất, nơi mà tôi thấy bình yên khi trở về. Nụ cười của mẹ chín là nguồn động lực giúp tôi vượt qua mọi khó khăn, biến cố của hạnh phúc. Và tôi muốn nói với mẹ rằng: Được làm con của mẹ là điều hạnh phúc nhất. Con yêu mẹ.

    Bình luận

Viết một bình luận