Viết 1 đoạn thông tin ngắn mô tả hành trình cứu nước của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925
0 bình luận về “Viết 1 đoạn thông tin ngắn mô tả hành trình cứu nước của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925”
Ngày 05/6/1911, trên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Treville), từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.
Theo hành trình của tàu, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân ở cảng Mácxây (Marseille), cảng Lơ Havơrơ (Le Havre) của Pháp. Những ngày đầu tiên trên đất Pháp, được chứng kiến ở Pháp cũng có những người nghèo như ở Việt Nam.
Không dừng lại ở Pháp, năm 1912, Nguyễn Tất Thành theo con tàu tiếp tục đi … và dừng lại ở nước Mỹ cuối năm 1912. Tại đây, anh có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ với bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng trong lịch sử. Anh vừa đi làm thuê để kiếm sống vừa tìm hiểu đời sống của những người lao động Mỹ và cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc của những người da đen.
Khoảng đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ trở về Lơ Havơrơ (Le Havre), sau đó sang Anh. Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành rời Luân Đôn, trở lại Pháp.
Năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Ngày 18/6/1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây (Versailles) (Pháp). Thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành gửi tới Hội nghị Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Dưới bản Yêu sách Nguyễn Tất Thành ký tên: Nguyễn Ái Quốc. Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện. Bản Yêu sách gồm tám điểm, vạch trần bản chất giả dối của các cường quốc thống trị, phản ánh nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
Sự kiện cực kỳ quan trọng làm chuyển biến cơ bản nhận thức con đường cứu nước giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc là khi được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo (L’Humanité) tháng 7/1920. Luận cương đã mang lại cho Nguyễn Ái Quốc ánh sáng về con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa. Sau này Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”
Ngày 25/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp, trở thành người Việt Nam đầu tiên tham gia Đại hội của một chính đảng tại Pháp và tại Đại hội Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III (Quốc tế cộng sản) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, đây là một mốc lịch sử quan trọng trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Người, đánh dấu bước chuyển biến quyết định, nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người – từ một nhà yêu nước chân chính trở thành một chiến sĩ cộng sản. Một thời kỳ hoạt động sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc trên các lĩnh vực bắt đầu, đặc biệt là các diễn đàn, các Đại hội quốc tế và trên báo chí, nhằm lên án tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa, thức tỉnh nhân dân các nước thuộc địa, hướng họ vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Ngày 11/4/1922, Tờ báo Người cùng khổ (Le Paria) được xuất bản, Nguyễn Ái Quốc được phân công làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút của tờ báo. Cũng từ những bài báo, Nguyễn Ái Quốc đã góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân ở các thuộc địa, thức tỉnh phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Đồng thời, thông qua nội dung các bài báo, Người chỉ ra yêu cầu cần thiết của việc thực hiện đoàn kết giai cấp và đoàn kết quốc tế, giữa nhân dân các thuộc địa, giữa thuộc địa với chính quốc và coi đó là những điều kiện bảo đảm cho cuộc đấu tranh đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Ngày 13/6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pari đến Liên Xô, quê hương của Cách mạng Tháng Mười (30/6/1923), bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước của Lênin vĩ đại.
Quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin của Nguyễn Ái Quốc ngày càng có hệ thống và hoàn thiện khi Người tham gia Đảng Cộng sản Pháp, học tập ở Đại học phương Đông, sống trong không khí sục sôi ở trung tâm phong trào cộng sản ở Nga, hoạt động trong Quốc tế Cộng sản. Nhận thức của Người về sức mạnh của nhân dân lao động, về mối quan hệ giữa các dân tộc bị áp bức, giữa cách mạng ở các nước thuộc địa và các nước chính quốc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân, về chính quyền cách mạng … ngày càng sâu sắc và có những luận điểm bổ sung, phát triển, sáng tạo.
Cuối tháng 10/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Mátxcơva, đi Trung Quốc. Người đến Quảng Châu ngày 11/11/1924, xúc tiến việc chuẩn bị thành lập chính đảng vô sản kiểu mới cho giai cấp công nhân và dân tộc Việt. Người bắt đầu xây dựng những nhân tố bảo đảm cho cách mạng Việt Nam: truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, khơi dậy tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, xây dựng tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát triển lực lượng cách mạng…
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng, Người mở những lớp huấn luyện cán bộ và ra mắt tờ báo Thanh niên (21/6/1925). Báo Thanh niên ra hằng tuần, bằng tiếng Việt, là tờ báo đầu tiên trong lịch sử báo chí cách mạng nước ta.
Năm 1930, việc hợp nhất thành công các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất là công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là đã vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn (qua Chánh cương, Sách lược), có hệ thống tổ chức thống nhất, chặt chẽ, rộng khắp cả nước, là một bước ngoặt quyết định của lịch sử cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc – Người tìm ra con đường cứu nước, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam; người tổ chức, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Người rèn luyện, cán bộ, đảng viên theo chuẩn mực của Đảng Mác – Lênin chân chính, trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Tài liệu tham khảo:
– Sách “Hồ chí Minh tiểu sử”, NXB Chính trị Quốc gia – năm 2010;
– Sách “ Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, T.1, NXB Chính trị Quốc gia – năm 2006;
– Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam;
– “Đề cương Tuyên truyền 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước …” của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ngày 05/6/1911, trên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Treville), từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.
Theo hành trình của tàu, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân ở cảng Mácxây (Marseille), cảng Lơ Havơrơ (Le Havre) của Pháp. Những ngày đầu tiên trên đất Pháp, được chứng kiến ở Pháp cũng có những người nghèo như ở Việt Nam.
Không dừng lại ở Pháp, năm 1912, Nguyễn Tất Thành theo con tàu tiếp tục đi … và dừng lại ở nước Mỹ cuối năm 1912. Tại đây, anh có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ với bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng trong lịch sử. Anh vừa đi làm thuê để kiếm sống vừa tìm hiểu đời sống của những người lao động Mỹ và cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc của những người da đen.
Khoảng đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ trở về Lơ Havơrơ (Le Havre), sau đó sang Anh. Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành rời Luân Đôn, trở lại Pháp.
Năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Ngày 18/6/1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây (Versailles) (Pháp). Thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành gửi tới Hội nghị Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Dưới bản Yêu sách Nguyễn Tất Thành ký tên: Nguyễn Ái Quốc. Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện. Bản Yêu sách gồm tám điểm, vạch trần bản chất giả dối của các cường quốc thống trị, phản ánh nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
Sự kiện cực kỳ quan trọng làm chuyển biến cơ bản nhận thức con đường cứu nước giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc là khi được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo (L’Humanité) tháng 7/1920. Luận cương đã mang lại cho Nguyễn Ái Quốc ánh sáng về con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa. Sau này Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”
Ngày 25/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp, trở thành người Việt Nam đầu tiên tham gia Đại hội của một chính đảng tại Pháp và tại Đại hội Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III (Quốc tế cộng sản) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, đây là một mốc lịch sử quan trọng trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Người, đánh dấu bước chuyển biến quyết định, nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người – từ một nhà yêu nước chân chính trở thành một chiến sĩ cộng sản. Một thời kỳ hoạt động sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc trên các lĩnh vực bắt đầu, đặc biệt là các diễn đàn, các Đại hội quốc tế và trên báo chí, nhằm lên án tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa, thức tỉnh nhân dân các nước thuộc địa, hướng họ vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Ngày 11/4/1922, Tờ báo Người cùng khổ (Le Paria) được xuất bản, Nguyễn Ái Quốc được phân công làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút của tờ báo. Cũng từ những bài báo, Nguyễn Ái Quốc đã góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân ở các thuộc địa, thức tỉnh phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Đồng thời, thông qua nội dung các bài báo, Người chỉ ra yêu cầu cần thiết của việc thực hiện đoàn kết giai cấp và đoàn kết quốc tế, giữa nhân dân các thuộc địa, giữa thuộc địa với chính quốc và coi đó là những điều kiện bảo đảm cho cuộc đấu tranh đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Ngày 13/6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pari đến Liên Xô, quê hương của Cách mạng Tháng Mười (30/6/1923), bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước của Lênin vĩ đại.
Quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin của Nguyễn Ái Quốc ngày càng có hệ thống và hoàn thiện khi Người tham gia Đảng Cộng sản Pháp, học tập ở Đại học phương Đông, sống trong không khí sục sôi ở trung tâm phong trào cộng sản ở Nga, hoạt động trong Quốc tế Cộng sản. Nhận thức của Người về sức mạnh của nhân dân lao động, về mối quan hệ giữa các dân tộc bị áp bức, giữa cách mạng ở các nước thuộc địa và các nước chính quốc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân, về chính quyền cách mạng … ngày càng sâu sắc và có những luận điểm bổ sung, phát triển, sáng tạo.
Cuối tháng 10/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Mátxcơva, đi Trung Quốc. Người đến Quảng Châu ngày 11/11/1924, xúc tiến việc chuẩn bị thành lập chính đảng vô sản kiểu mới cho giai cấp công nhân và dân tộc Việt. Người bắt đầu xây dựng những nhân tố bảo đảm cho cách mạng Việt Nam: truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, khơi dậy tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, xây dựng tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát triển lực lượng cách mạng…
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng, Người mở những lớp huấn luyện cán bộ và ra mắt tờ báo Thanh niên (21/6/1925). Báo Thanh niên ra hằng tuần, bằng tiếng Việt, là tờ báo đầu tiên trong lịch sử báo chí cách mạng nước ta.
Năm 1930, việc hợp nhất thành công các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất là công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là đã vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn (qua Chánh cương, Sách lược), có hệ thống tổ chức thống nhất, chặt chẽ, rộng khắp cả nước, là một bước ngoặt quyết định của lịch sử cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc – Người tìm ra con đường cứu nước, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam; người tổ chức, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Người rèn luyện, cán bộ, đảng viên theo chuẩn mực của Đảng Mác – Lênin chân chính, trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Tài liệu tham khảo:
– Sách “Hồ chí Minh tiểu sử”, NXB Chính trị Quốc gia – năm 2010;
– Sách “ Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, T.1, NXB Chính trị Quốc gia – năm 2006;
– Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam;
– “Đề cương Tuyên truyền 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước …” của Ban Tuyên giáo Trung ương.