Viết 1 đoạn văn bình luận về cái chết của lão Hạc. ( Không chép mạng )

Viết 1 đoạn văn bình luận về cái chết của lão Hạc. ( Không chép mạng )

0 bình luận về “Viết 1 đoạn văn bình luận về cái chết của lão Hạc. ( Không chép mạng )”

  1. Hẳn  cái chết đã giúp lão Hạc có thể giải thoát ra khỏi một cuộc sống kham khổ của xã hội đó. Lão đã sống tốt bụng và rất tình nghĩa nhưng cuộc đời lại không cho lão được sống sung túc, hạnh phúc. Có mỗi một đứa con trai, nhưng vì không cưới được người mình yêu chỉ tại nghèo khổ nên đã từ biệt lão để đi đồn điền cao su. Ở nhà với một chú chó, được đặt tên yêu chiều là Cậu Vàng, lão đã dồn hết tình yêu thương cuối cùng nên người chú chó. Phần vì Cậu Vàng là một con vật  của người con trai trước khi đi, phần vì sống lâu, cả chó và người đã thân thiết, lão cũng đã coi Cậu Vàng là một người bạn, lão chẳng dám và chẳng muốn bán nó đi. Nhưng cuộc đời éo le, chỉ một cơn bệnh nặng đã khiến số tiền dành dụm của lão bấy lâu đều đội nón ra đi. Tuy là vậy, lão vẫn cố kiếm việc làm để kiếm cái ăn, kiếm đồng tiền nhưng Cậu Vàng ăn khoẻ quá, nếu cho ăn thì lại không đủ tiền, còn nếu không cho ăn thì cậu ta sẽ gầy đi, bán không có giá. Dù cho ông Giáo có đề nghị giúp đỡ nhưng lão Hạc đã nhất quyết từ chối vì lão là một người giàu lòng tự trọng. Vả lại, nhà ông Giáo cũng chẳng khấm khá hơn được mấy nên vợ của ông cũng chẳng muốn ông giúp lão. Vì bị dồn ép vào đường cùng, lão đã phải bán đi cậu vàng để lấy tiền. Thế rồi kể từ đó, lão bữa khoai, bữa sắn, bữa ốc, bữa trai,… cho qua ngày. Đến cuối cùng, vì lòng thương con, lão nghĩ nếu còn sống, kiểu gì cũng sẽ bòn hết tiền của con trai nên đã đem tài sản nhờ ông Giáo giúp đỡ, đợi khi con trai lão về thì trả lại cho nó. Còn lão, lão đã xin bả chó của Binh Tư để tự vẫn. Cái sự tự vẫn đó, hẳn có rất nhiều người sẽ nghĩ nó đáng trách nhưng trong hoàn cảnh của lão, lão đã chẳng còn cách nào khác. Trong cái xã hội phong kiến, sự nghèo khổ đã hành hạ những người dân từng giờ, từng phút. Lão đã ra đi vì tình yêu thương để không bòn tiền của con trai, chỉ mong con trai sau này về có thể yên bề gia thất, có thể có một cuộc sống khấm khá hơn. Cái sự yêu thương của một người cha và cái sự khắc nghiệt của thời đó đã khiến cho không ít người đọc cảm thấy đau đớn, xúc động và xót xa. Vốn là một người tốt bụng, lương thiện và giàu đức hi sinh, vì bị cuộc sống ép vào đường cùng, lão Hạc đã ra đi mãi mãi.

    Bình luận
  2. Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là “cậu Vàng”; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó…). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: “Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra”. Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng.

    Bình luận

Viết một bình luận