Viết 1 đoạn văn diễn dịch 12 câu cảm nhận về cô gái Vũ Thị Thiết :>

Viết 1 đoạn văn diễn dịch 12 câu cảm nhận về cô gái Vũ Thị Thiết :>

0 bình luận về “Viết 1 đoạn văn diễn dịch 12 câu cảm nhận về cô gái Vũ Thị Thiết :>”

  1. Vũ Nương là người phụ nữ hội tụ đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: yêu chồng, thương con, hiếu thảo. Ngay từ đầu tác phẩm, nàng đã được giới thiệu là người con gái “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Đối với chồng, nàng là người vợ thủy chung, chính chuyên. Ngay từ ngày đầu về làm dâu, nàng đã hết mực giữ gìn khuôn phép vì biết tính chồng hay ghen. Khi tiễn chồng ra trận, nàng chỉ mong chồng bình an trở về chứ không mong mang được ấn phong hầu trở về. Ở nhà, nàng chăm sóc mẹ chồng rất chu đáo. Khi bà mất, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ của mình. Bấy nhiêu năm trời, nàng một mình nuôi dạy con. Vì thương con xa cha nên nàng mới trỏ bóng mình để vờ nói với con đó chính là cha.Vũ Nương quả là người phụ nữ tuyệt vời và đáng trân quý. Thế nhưng trong xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ”, hạnh phúc không đến với nàng. Bi kịch tàn nhẫn đến với nàng khiến nàng phải chịu oan ức, đau khổ.

    Bình luận
  2.             Vũ Nương quả là 1 người phụ nữ lí tưởng : xinh đẹp, nết na, đảm đang, hiếu thuận, thủy chung,… Một con người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết 1 cách oan uổng, đau đớn. Nàng phải chịu nỗi kỉ oan, bị chồng nghi oan là thất tiết, bị đối xử bất công, tàn nhẫn đến mức nàng phải tìm đến cái chết để giải tỏ tấm lòng mình. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương là từ chiếc bóng trên vách và lời nói của bé Đản. Nhưng nguyên nhân sâu xa trước hết là từ người chồng đa nghi và thô bạo. Trương Sinh được giới thiệu từ đầu là 1 người “có tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức” và là con nhà hào phú nhưng không có học. Đó chính là mầm mống của bi kịch. Tiếp theo đó là sự xử xự hồ đồ, độc đoán, phũ phàng của Trương Sinh khi ghen tuông mù quáng. Trương Sinh đã phớt lờ tất cả các cơ hội để tránh được thảm kịch và mắng nhiếc, đuổi đánh Vũ Nương đi. Nguyên nhân tiếp theo là lễ giáo phong kiến hà khắc, không chấp nhận sự lầm lỡ của người phụ nữ, coi người phụ nữ không giữ được tiết hạnh là mắc vào điều ô nhục nhất. Tất cả những cái đó đã bức tử Vũ Nương, khiến nàng phải chết. Vũ Nương chính là một nạn nhân của xã hội phong kiến. Cuộc sống của Vũ Nương dưới thủy cung kết thúc có hậu hay không – phần này hoàn toàn là những tình tiết kì ảo, thể hiện tính chất truyền kì của truyện. Vũ Nương được Linh Phi cứu và sống sung sướng, hạnh phúc dưới thủy cung, đặc biệt là chi tiết kết thúc tác phẩm : “ Vũ Nương ngồi trên 1 chiếc kiệu hoa, đứng ở giữa dòng, theo sau có tới 50 chiếc xe cờ, võng, lọng, rực rỡ dòng sông, lúc ẩn lúc hiện.” Sự hiện diện đẹp đẽ của Vũ Nương chứng tỏ nàng vô tội và ở thế giới ấy, nàng đã được đối xử xứng đáng với phẩm giá của mình. 
    Chúc bạn học tốt !!
    @Katniss

    Bình luận

Viết một bình luận