Viết 1 đoạn văn kể lại trận đánh Hà Hồi của vua Quang Trung. trích hồi 14 Hoàng lê nhất thống chí (tự sự – biểu cảm)
0 bình luận về “Viết 1 đoạn văn kể lại trận đánh Hà Hồi của vua Quang Trung. trích hồi 14 Hoàng lê nhất thống chí (tự sự – biểu cảm)”
Hoàng Lê Nhất Thống Chí là ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê, đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử theo lối chương hồi, gồm 17 hồi nhưng hồi thứ 14 là hồi tái hiện lại chân thật của vua Quang Trung đại phá quân Thanh. khi nghe tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ “định thân cầm quân đi ngay”. Các tướng sĩ đều khuyên ông hãy vì “chính vị hiệu” lên ngôi hoàng đế trước đã. Ông lấy làm phải, lên ngôi hoàng đế hiệu là Quang Trung. Lễ xong, ông hạ lệnh xuất quân đến Nghệ An huyện La Sơn, ông hỏi ý kiến của Nguyễn Thiếp về việc đem quân ra đánh, Thiếp trả lời rằng ông đi ra chuyến này, không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị đánh tan. Vua Quang Trung vui mừng lắm và sai đại tướng Hám Hổ Hầu kén lính, trong thời gian ngắn, ông đã được hơn vạn quân tinh nhuệ. Rồi sau đó vua mở cuộc duyệt binh, phủ dụ quân lính, lời phủ dụ khẳng định chủ quyền dân tộc: “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy”, tố cáo tội ác của quân xâm lược phương Bắc “cướp bóc, giết hại, vơ vét”, kêu gọi sự “đồng tâm hiệp lực” giết giặc của tướng sĩ. Lời phủ dụ ngắn gọn nhưng ý tứ phong phú có tác động sâu sắc đến truyền thống yêu nước và ý chí quật cường. Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, đều xin chịu tội vì Quang Trung đánh mà bỏ chạy. Quang Trung “quân thua chém tướng” nhưng ông không luận tội vì biết sở trường của tướng sĩ mình. Lời phủ quân lính cũng như việc không luận tội Sở, Lân cho thấy Quang Trung là người sáng suốt phân tích tình hình thời cuộc cho thấy trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.Mới khởi binh đánh giặc nhưng vua Quang Trung “phương lược tiến đánh đã có sẵn”. Ông còn lập kế hoạch ngoại giao nhà Thanh sau chiến chứng tỏ ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng của một vị chủ soái tài trí phi thường.Đêm 30 Tết chị Dậu – 1789, sau tiệc khao quân, ông hẹn với tướng sĩ mồng 7 Tết sẽ vào thành. Khi đem quân đến sông Thanh Quyết, bắt giết hết quân Thanh do thám nên tin tức ông ra Bắc không bị lộ.Nửa đêm mồng 3 Tết, vua Quang Trung dùng mưu trí để chiếm gọn làng Hà Hồi chỉ trong chốc lát.Thừa thắng xông lên, Quang Trung tiến sát đồn Ngọc Hồi tổ chức dàn trận hình chữ “nhất”. Bị đánh bất ngờ, quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, còn Thái thú Sầm Nghi Đống tự thắt cổ mà chết. Giữa trưa mồng 5, trong chiếc áo bào đỏ sạm đen khói súng, vua Quang Trung kéo quân vào thành Thăng Long. Lúc bấy giờ ở Thăng Long vua Lê và Tôn Sĩ Nghị chỉ biết yến tiệc, “nào hay, cuộc vui chưa tàn, cơ trời đã đổi”. Tôn Sĩ Nghị và vua tôi Lê Chiêu Thống phải gấp rút chạy sang bờ bắc thoát thân.Không chỉ ghi lại sự kiện lịch sử, các tác giả Hoàng Lê Nhất Thống Chí còn chú ý miêu tả từng hành động, lời nói của nhân vật. Qua đó, hình ảnh Nguyễn Huệ – Quang Trung được khắc hoạ thật lẫm liệt trong chiến trận tài dụng binh như thần.Với lối kể chuyện sinh kết hợp miêu tả ấn tượng về tài năng trí tuệ của người anh hùng Nguyễn Huệ, hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí như những trang giấy vàng ghi những hiểm hách của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Hoàng Lê Nhất Thống Chí là ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê, đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử theo lối chương hồi, gồm 17 hồi nhưng hồi thứ 14 là hồi tái hiện lại chân thật của vua Quang Trung đại phá quân Thanh. khi nghe tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ “định thân cầm quân đi ngay”. Các tướng sĩ đều khuyên ông hãy vì “chính vị hiệu” lên ngôi hoàng đế trước đã. Ông lấy làm phải, lên ngôi hoàng đế hiệu là Quang Trung. Lễ xong, ông hạ lệnh xuất quân đến Nghệ An huyện La Sơn, ông hỏi ý kiến của Nguyễn Thiếp về việc đem quân ra đánh, Thiếp trả lời rằng ông đi ra chuyến này, không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị đánh tan. Vua Quang Trung vui mừng lắm và sai đại tướng Hám Hổ Hầu kén lính, trong thời gian ngắn, ông đã được hơn vạn quân tinh nhuệ. Rồi sau đó vua mở cuộc duyệt binh, phủ dụ quân lính, lời phủ dụ khẳng định chủ quyền dân tộc: “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy”, tố cáo tội ác của quân xâm lược phương Bắc “cướp bóc, giết hại, vơ vét”, kêu gọi sự “đồng tâm hiệp lực” giết giặc của tướng sĩ. Lời phủ dụ ngắn gọn nhưng ý tứ phong phú có tác động sâu sắc đến truyền thống yêu nước và ý chí quật cường. Khi đến núi Tam Điệp, Sở và Lân ra đón, đều xin chịu tội vì Quang Trung đánh mà bỏ chạy. Quang Trung “quân thua chém tướng” nhưng ông không luận tội vì biết sở trường của tướng sĩ mình. Lời phủ quân lính cũng như việc không luận tội Sở, Lân cho thấy Quang Trung là người sáng suốt phân tích tình hình thời cuộc cho thấy trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.Mới khởi binh đánh giặc nhưng vua Quang Trung “phương lược tiến đánh đã có sẵn”. Ông còn lập kế hoạch ngoại giao nhà Thanh sau chiến chứng tỏ ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng của một vị chủ soái tài trí phi thường.Đêm 30 Tết chị Dậu – 1789, sau tiệc khao quân, ông hẹn với tướng sĩ mồng 7 Tết sẽ vào thành. Khi đem quân đến sông Thanh Quyết, bắt giết hết quân Thanh do thám nên tin tức ông ra Bắc không bị lộ.Nửa đêm mồng 3 Tết, vua Quang Trung dùng mưu trí để chiếm gọn làng Hà Hồi chỉ trong chốc lát.Thừa thắng xông lên, Quang Trung tiến sát đồn Ngọc Hồi tổ chức dàn trận hình chữ “nhất”. Bị đánh bất ngờ, quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, còn Thái thú Sầm Nghi Đống tự thắt cổ mà chết. Giữa trưa mồng 5, trong chiếc áo bào đỏ sạm đen khói súng, vua Quang Trung kéo quân vào thành Thăng Long. Lúc bấy giờ ở Thăng Long vua Lê và Tôn Sĩ Nghị chỉ biết yến tiệc, “nào hay, cuộc vui chưa tàn, cơ trời đã đổi”. Tôn Sĩ Nghị và vua tôi Lê Chiêu Thống phải gấp rút chạy sang bờ bắc thoát thân.Không chỉ ghi lại sự kiện lịch sử, các tác giả Hoàng Lê Nhất Thống Chí còn chú ý miêu tả từng hành động, lời nói của nhân vật. Qua đó, hình ảnh Nguyễn Huệ – Quang Trung được khắc hoạ thật lẫm liệt trong chiến trận tài dụng binh như thần.Với lối kể chuyện sinh kết hợp miêu tả ấn tượng về tài năng trí tuệ của người anh hùng Nguyễn Huệ, hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí như những trang giấy vàng ghi những hiểm hách của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc.