Viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu cảm nhận 7 câu thơ đầu của bài Đồng chí
(Không sao chép, mình cảm ơn)
0 bình luận về “Viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu cảm nhận 7 câu thơ đầu của bài Đồng chí
(Không sao chép, mình cảm ơn)”
Cơ sở hình thành tình đồng chí bần chặt thiêng liêng được tác giả Chính Hữu khắc họa thật rõ nét qua bảy câu thơ đầu bài thơ “Đồng chí ” :
“Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí! “
Một cơ sở bền chặt giữa các anh thì phải kể đến đầu tiên là các anh có chung hoàn cảnh xuất thân. Bởi các anh ra chiến trận thì đều là những người nông dân nghèo:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Các anh đến từ những vùng đất nghèo khó, khổ cực; người thì mở miền biển, đất nhiễm mặn nhiễm phèn, người thì ở đồi núi Trung du đất có lẫn cả sỏi đá. Thành ngữ kết hợp với hình ảnh giàu sức gợi hình gợi cảm đã không chỉ làm đoạn thơ thêm sinh động mà còn giúp người đọc cảm nhận rõ hoàn cảnh xuất thân của các anh. Dẫu cho các anh có bị ngăn cách bao la muôn trùng :” Anh với tôi đôi người xa lạ/Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.” nhưng ở các anh vẫn có cái gì đấy thật thân thuộc, thật gần gũi, phải chăng là sợi dây liên kết tự nhiên của những người lính, dù “xa lạ” nhưng vẫn là ” đôi” vẫn đi cùng nhau vượt qua mọi gian khổ thử thách, hoàn thành nhiệm vụ cứu nước; điều gì đã gắn liền hai con người từ hai vùng quê cách nhau muôn trùng ấy lại với nhau ? Chính là tinh thần yêu nước, ra đi vì nước:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
Súng tượng trưng cho nhiệm vụ, cho chiến đấu; đầu là lý tưởng, như vậy các anh đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước mà chung ý chí chiến đấu, một nhiệm vụ cao cả vĩ đại. Mang trên mình nghĩa vụ cao cả ấy, vậy các anh phải trải qua những gì ?” Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”, những đêm trong rừng hoang vắng rét đậm rét hại, các anh nơi chiến trận thiếu thốn đến cả cái chăn cũng phải chung nhau ( đây cũng là một trong những khó khăn của người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp : sự khắc nghiệt của thời tiết ). Ấy thế nhưng chính những khó khăn nơi mặt trận đã đặt nền móng cho tình đồng chí bần chặt giữa các anh :”Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”, “đôi tri kỷ” _ hiểu bạn như hiểu mình, thân thiết thấu cảm cho nhau những khổ cực gian lao, cùng nhau sát canh chia ngọt sẻ bùi, tới mức mà Chính Hữu phải thốt lên thống thiết :
“Đồng chí! “
Hai từ ” đồng chí” đã đi vào trong thơ ca như thế ấy, một cách đẹp đẽ và thơ mộng vô cùng. Chính Hữu đã biến một khái niệm chính trị vốn khô khan trở thành biểu tượng đẹp của tình bạn nơi sa trường, là tiếng gọi cứu nước thiêng liêng, là nhan đề nêu lên chủ đề đẹp của toàn bài cũng là bản lề khép lại cơ sở hình thành của tình đồng chí, mở ra biểu hiện của thứ tình cảm cao đẹp thiêng liêng ấy. Có thể nói, nhà văn đã xây dựng nên một bức vô cùng đẹp về nguồn gốc, cơ sở của tình đồng chí .
Cơ sở hình thành tình đồng chí bần chặt thiêng liêng được tác giả Chính Hữu khắc họa thật rõ nét qua bảy câu thơ đầu bài thơ “Đồng chí ” :
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí! “
Một cơ sở bền chặt giữa các anh thì phải kể đến đầu tiên là các anh có chung hoàn cảnh xuất thân. Bởi các anh ra chiến trận thì đều là những người nông dân nghèo:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Các anh đến từ những vùng đất nghèo khó, khổ cực; người thì mở miền biển, đất nhiễm mặn nhiễm phèn, người thì ở đồi núi Trung du đất có lẫn cả sỏi đá. Thành ngữ kết hợp với hình ảnh giàu sức gợi hình gợi cảm đã không chỉ làm đoạn thơ thêm sinh động mà còn giúp người đọc cảm nhận rõ hoàn cảnh xuất thân của các anh. Dẫu cho các anh có bị ngăn cách bao la muôn trùng :” Anh với tôi đôi người xa lạ/Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.” nhưng ở các anh vẫn có cái gì đấy thật thân thuộc, thật gần gũi, phải chăng là sợi dây liên kết tự nhiên của những người lính, dù “xa lạ” nhưng vẫn là ” đôi” vẫn đi cùng nhau vượt qua mọi gian khổ thử thách, hoàn thành nhiệm vụ cứu nước; điều gì đã gắn liền hai con người từ hai vùng quê cách nhau muôn trùng ấy lại với nhau ? Chính là tinh thần yêu nước, ra đi vì nước:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
Súng tượng trưng cho nhiệm vụ, cho chiến đấu; đầu là lý tưởng, như vậy các anh đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước mà chung ý chí chiến đấu, một nhiệm vụ cao cả vĩ đại. Mang trên mình nghĩa vụ cao cả ấy, vậy các anh phải trải qua những gì ?” Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”, những đêm trong rừng hoang vắng rét đậm rét hại, các anh nơi chiến trận thiếu thốn đến cả cái chăn cũng phải chung nhau ( đây cũng là một trong những khó khăn của người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp : sự khắc nghiệt của thời tiết ). Ấy thế nhưng chính những khó khăn nơi mặt trận đã đặt nền móng cho tình đồng chí bần chặt giữa các anh :”Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”, “đôi tri kỷ” _ hiểu bạn như hiểu mình, thân thiết thấu cảm cho nhau những khổ cực gian lao, cùng nhau sát canh chia ngọt sẻ bùi, tới mức mà Chính Hữu phải thốt lên thống thiết :
“Đồng chí! “
Hai từ ” đồng chí” đã đi vào trong thơ ca như thế ấy, một cách đẹp đẽ và thơ mộng vô cùng. Chính Hữu đã biến một khái niệm chính trị vốn khô khan trở thành biểu tượng đẹp của tình bạn nơi sa trường, là tiếng gọi cứu nước thiêng liêng, là nhan đề nêu lên chủ đề đẹp của toàn bài cũng là bản lề khép lại cơ sở hình thành của tình đồng chí, mở ra biểu hiện của thứ tình cảm cao đẹp thiêng liêng ấy. Có thể nói, nhà văn đã xây dựng nên một bức vô cùng đẹp về nguồn gốc, cơ sở của tình đồng chí .