Viết 1 đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu theo cách lập luận tổng hợp làm rõ tâm trạng , cảm xúc của tác giả viễn phương trong khổ thơ đầu trong bài thơ vi

Viết 1 đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu theo cách lập luận tổng hợp làm rõ tâm trạng , cảm xúc của tác giả viễn phương trong khổ thơ đầu trong bài thơ viếng lăng bác , trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và 1 câu cảm thán( đánh dấu cấu đó)

0 bình luận về “Viết 1 đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu theo cách lập luận tổng hợp làm rõ tâm trạng , cảm xúc của tác giả viễn phương trong khổ thơ đầu trong bài thơ vi”

  1. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

    Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

    Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

    Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”

    (1) Khổ thơ trên trích trong bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương là

    một tác phẩm hay và đặc sắc đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc về cảm xúc

    của tác khi vừa đến lăng Bác. (2) ‘Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác’, câu thơ

    như như một lời giới thiệu nhà thơ từ miền Nam ra thăm lăng Bác. (3) Cách

    xưng hô ‘con-Bác’ thân mật, gần gũi như tình cảm cha con. (4) Câu thơ còn như

    một lời tâm sự, từ ngữ giản dị, tự nhiên, cách xưng hô thân mật gần gũi như

    tình cảm cha con. (5) Từ ‘con’ thân thương mang chất giọng ngọt ngào của

    người Nam Bộ thể hiện thái độ thành kính, gợi tâm trạng xúc động mãnh liệt

    của những người con từ chiến trường miền Nam, nay trở về thăm Bác, như thầm gọi Bác nói với Bác rằng: ‘Bác ơi’. (6) Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay

    cho từ “viếng” một cách tinh tế, đó là cách nói giảm, nói tránh nhằm làm giảm

    nhẹ nỗi đau thương mất mát. (7) Còn khẳng định rằng dù Bác đã ra đi nhưng

    hình ảnh của Bác vẫn còn mãi trong lòng dân tộc Việt Nam (8) Bằng cách sử

    dụng biện pháp nhân hóa , thành ngữ, tả thực, tượng trưng để thấy được tre là

    biểu tượng vẻ đẹp thanh cao của con người, cho dân tộc Việt Nam bất khuất

    kiên cường. (7) ‘Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng’, từ ngàn xưa tre đã trở thành

    người bạn gắn bó với con người Việt Nam. (9) Bằng cách sử dụng biện pháp

    nhân hóa trong câu thơ ‘Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng’ làm cho hình ảnh

    hàng tre hiện lên càng thêm đẹp đẽ vô cùng. (10) Hình ảnh hàng tre là hình ảnh

    thực hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê, đất nước Việt Nam, bên cạnh

    đó còn là một biểu con người, dân tộc Việt Nam kiên trung bất khuất. (11) Chà!

    Thành ngữ ‘bão táp mưa sa’ ẩn dụ cho những khó khăn vất vả mà dân tộc ta đã

    trải qua (12) Khổ thơ đã khép lại rồi nhưng lại mở ra trong lòng em những ấn

    tượng sâu sắc về cảm xúc của tác giả khi đến lăng viếng Bác

    Bình luận

Viết một bình luận