•Viết 1 đoạn văn ngắn
1.tác dụng của việt đọc sách đối với con người
2.Hồ Chí Minh đã dậy “học phải đi đôi với hành”
0 bình luận về “•Viết 1 đoạn văn ngắn
1.tác dụng của việt đọc sách đối với con người
2.Hồ Chí Minh đã dậy “học phải đi đôi với hành””
1. Kiến thức là đại dương mênh mông, nhưng những gì chúng ta biết mới chỉ là giọt nước bé nhỏ giữa sa mạc. Bởi vậy chúng ta cần không ngừng học hỏi và đọc sách là một cách học hiệu quả. Macxim Gorky cho rằng: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Quả thật vậy, sách đem đến rất nhiều kiến thức bổ ích thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Có kiến thức, chúng ta mới có thể chung sống và làm việc. Không chỉ vậy, đọc sách cũng là một cách hay để chúng ta có thể hoàn thiện bản thân, nuôi dưỡng tâm hồn. Chúng ta còn có thể rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng tự học của mình. Trong thời đại internet lên ngôi, việc đọc sách càng cần được lưu giữ. Nếu quá lệ thuộc vào internet, văn hóa đọc rồi cũng sẽ sớm bị mai một.
2. Lê-nin quan niệm “Học, học nữa, học mãi”. Học là công việc cả đời của mỗi người vì chỉ có học, chúng ta mới có tri thức. Chúng ta có thể học từ nhiều nguồn: từ trường lớp, sách vở, thầy cô, bạn bè, báo đài,… Song, việc học mới chỉ là tiếp thu kiến thức về mặt lý thuyết. Do đó, chúng ta cần ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học phải đi đôi với hành”. Lý thuyết sẽ là nền tảng vững chãi cho việc thực hành. Thực hành là cách để lý thuyết thêm sâu rộng và chúng ta có thể ghi nhớ được lâu hơn. Học và hành phải song hành cùng nhau thì kiến thức mới trở nên có ý nghĩa. Qua đây, cũng có cần loại bỏ lối học trọng hình thức, học nặng lý thuyết. Từ cơ sở kiến thức có sẵn, chúng ta cần linh hoạt, khéo léo để áp dụng những kiến thức ấy vào thực tế, trong công việc. Có như vậy, việc học tập, lao động của chúng ta mới có hiệu quả.
1. Kiến thức là đại dương mênh mông, nhưng những gì chúng ta biết mới chỉ là giọt nước bé nhỏ giữa sa mạc. Bởi vậy chúng ta cần không ngừng học hỏi và đọc sách là một cách học hiệu quả. Macxim Gorky cho rằng: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Quả thật vậy, sách đem đến rất nhiều kiến thức bổ ích thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Có kiến thức, chúng ta mới có thể chung sống và làm việc. Không chỉ vậy, đọc sách cũng là một cách hay để chúng ta có thể hoàn thiện bản thân, nuôi dưỡng tâm hồn. Chúng ta còn có thể rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng tự học của mình. Trong thời đại internet lên ngôi, việc đọc sách càng cần được lưu giữ. Nếu quá lệ thuộc vào internet, văn hóa đọc rồi cũng sẽ sớm bị mai một.
2. Lê-nin quan niệm “Học, học nữa, học mãi”. Học là công việc cả đời của mỗi người vì chỉ có học, chúng ta mới có tri thức. Chúng ta có thể học từ nhiều nguồn: từ trường lớp, sách vở, thầy cô, bạn bè, báo đài,… Song, việc học mới chỉ là tiếp thu kiến thức về mặt lý thuyết. Do đó, chúng ta cần ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học phải đi đôi với hành”. Lý thuyết sẽ là nền tảng vững chãi cho việc thực hành. Thực hành là cách để lý thuyết thêm sâu rộng và chúng ta có thể ghi nhớ được lâu hơn. Học và hành phải song hành cùng nhau thì kiến thức mới trở nên có ý nghĩa. Qua đây, cũng có cần loại bỏ lối học trọng hình thức, học nặng lý thuyết. Từ cơ sở kiến thức có sẵn, chúng ta cần linh hoạt, khéo léo để áp dụng những kiến thức ấy vào thực tế, trong công việc. Có như vậy, việc học tập, lao động của chúng ta mới có hiệu quả.