Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 160-180 từ phàn nàn về việc ba mẹ quá nghiêm khắc với con cái của họ
0 bình luận về “Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 160-180 từ phàn nàn về việc ba mẹ quá nghiêm khắc với con cái của họ”
Trong cuộc sống, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không nên được duy trì bằng sự áp đặt từ phía cha mẹ lên những đứa trẻ của mình. Thật vậy, điều này sẽ tạo ra những tác hại nhất định đối với sự phát triển và cuộc sống của những đứa trẻ. Đầu tiên, sự áp đặt của cha mẹ sẽ làm cho đứa trẻ luôn lớn lên và sống trong một vòng tròn giới hạn do bố mẹ chúng tạo ra. Chúng không dám bước ra khỏi cái vòng tròn bảo vệ vô lí đấy để mà khám phá thế giới xung quanh, không dám bước vào cuộc sống kì diệu đang chờ đợi ngoài kia. Chúng cứ lớn lên bằng sự gò bó, giam hãm từ những điều mà bố mẹ cấm đoán mà không cho chúng một lời giải thích tại sao lại như thế. Sự phát triển gò bó như vậy sẽ ảnh hưởng đến nhân cách về lâu về dài của một đứa trẻ. Thứ hai, sự áp đặt của cha mẹ có lẽ sẽ là điều kiện để nảy sinh ra tính cách chống đối của những đứa trẻ. Không có đứa trẻ nào là hư, nhưng khi bố mẹ chúng quá ép chúng vào khuôn khổ thì buộc chúng phải tìm những cách khác nhau để đối phó lại những quy định ngặt nghèo từ phía cha mẹ. Cuối cùng, sự áp đặt quá đáng của cha mẹ chính là hòn đá cản đường tai hại đối với sự phát triển của con trẻ. Chúng không có cơ hội để thử sức trong lĩnh vực mình thích mà phải theo con đường mà bố mẹ đã vạch sẵn cho chúng. Những đứa trẻ sẽ chẳng thể nào được sống trong ước mơ và đam mê của mình. Tóm lại, sự áp đặt của cha mẹ chính là đi ngược lại với giáo dục con trẻ, chúng ta cần giáo dục con cái sao cho chúng trở thành những công dân có ích nhưng luôn bản lĩnh, dũng cảm vì ước mơ của chúng.
Trong cuộc sống của mỗi gia đình, bố mẹ luôn là người dạy dỗ , rèn giũa nhân cách và ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của con cái. Việc dạy con cái không chỉ được xem là thước đo giáo dục đạo đức của bậc sinh thành mà còn là bảng đánh giá của người ngoài nhòm ngó. Thế nhưng, trong xã hội hiện nay một số ba mẹ đã trở nên quá nghiêm khắc với con cái của mình. Họ kiểm soát quá nhiều thứ kể cả ước mơ, sở thích và việc làm của con trẻ hay những thứ nhỏ bé hơn như việc riêng tư, mua quà vặt, chơi với bạn bè cũng cần phải có một lời đồng ý hoặc cái gật đầu. Nghiêm khắc không phải là đức tính xấu, nhưng nó cần phải có mức độ. Quá nghiêm khắc ảnh hưởng đến tâm sinh lí, tinh thần học tập, sức khỏe của chính đứa con đó. Chúng sẽ có những gánh nặng mang tên áp lực, những nỗi sợ chập chờn hay lo lắng về thái độ đối xử hay sẽ đâm ra bất hòa với bố mẹ của họ. Tóm lại, Việc quá nghiêm khắc sẽ gây ảnh hưởng lớn và kéo theo nhiều hệ lụy đối với con cái của chính mình, cần có cách đối xử, nuôi dạy phù hợp hơn.
Trong cuộc sống, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không nên được duy trì bằng sự áp đặt từ phía cha mẹ lên những đứa trẻ của mình. Thật vậy, điều này sẽ tạo ra những tác hại nhất định đối với sự phát triển và cuộc sống của những đứa trẻ. Đầu tiên, sự áp đặt của cha mẹ sẽ làm cho đứa trẻ luôn lớn lên và sống trong một vòng tròn giới hạn do bố mẹ chúng tạo ra. Chúng không dám bước ra khỏi cái vòng tròn bảo vệ vô lí đấy để mà khám phá thế giới xung quanh, không dám bước vào cuộc sống kì diệu đang chờ đợi ngoài kia. Chúng cứ lớn lên bằng sự gò bó, giam hãm từ những điều mà bố mẹ cấm đoán mà không cho chúng một lời giải thích tại sao lại như thế. Sự phát triển gò bó như vậy sẽ ảnh hưởng đến nhân cách về lâu về dài của một đứa trẻ. Thứ hai, sự áp đặt của cha mẹ có lẽ sẽ là điều kiện để nảy sinh ra tính cách chống đối của những đứa trẻ. Không có đứa trẻ nào là hư, nhưng khi bố mẹ chúng quá ép chúng vào khuôn khổ thì buộc chúng phải tìm những cách khác nhau để đối phó lại những quy định ngặt nghèo từ phía cha mẹ. Cuối cùng, sự áp đặt quá đáng của cha mẹ chính là hòn đá cản đường tai hại đối với sự phát triển của con trẻ. Chúng không có cơ hội để thử sức trong lĩnh vực mình thích mà phải theo con đường mà bố mẹ đã vạch sẵn cho chúng. Những đứa trẻ sẽ chẳng thể nào được sống trong ước mơ và đam mê của mình. Tóm lại, sự áp đặt của cha mẹ chính là đi ngược lại với giáo dục con trẻ, chúng ta cần giáo dục con cái sao cho chúng trở thành những công dân có ích nhưng luôn bản lĩnh, dũng cảm vì ước mơ của chúng.
cho mik ctlhn nha
Trong cuộc sống của mỗi gia đình, bố mẹ luôn là người dạy dỗ , rèn giũa nhân cách và ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của con cái. Việc dạy con cái không chỉ được xem là thước đo giáo dục đạo đức của bậc sinh thành mà còn là bảng đánh giá của người ngoài nhòm ngó. Thế nhưng, trong xã hội hiện nay một số ba mẹ đã trở nên quá nghiêm khắc với con cái của mình. Họ kiểm soát quá nhiều thứ kể cả ước mơ, sở thích và việc làm của con trẻ hay những thứ nhỏ bé hơn như việc riêng tư, mua quà vặt, chơi với bạn bè cũng cần phải có một lời đồng ý hoặc cái gật đầu. Nghiêm khắc không phải là đức tính xấu, nhưng nó cần phải có mức độ. Quá nghiêm khắc ảnh hưởng đến tâm sinh lí, tinh thần học tập, sức khỏe của chính đứa con đó. Chúng sẽ có những gánh nặng mang tên áp lực, những nỗi sợ chập chờn hay lo lắng về thái độ đối xử hay sẽ đâm ra bất hòa với bố mẹ của họ. Tóm lại, Việc quá nghiêm khắc sẽ gây ảnh hưởng lớn và kéo theo nhiều hệ lụy đối với con cái của chính mình, cần có cách đối xử, nuôi dạy phù hợp hơn.