Viết 1 đoạn văn Tổng Phân Hợp phân tích vẻ đẹp về tính cách và phẩm chất của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng . Đoạn văn có sử dụng câu ghép và th

Viết 1 đoạn văn Tổng Phân Hợp phân tích vẻ đẹp về tính cách và phẩm chất của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng . Đoạn văn có sử dụng câu ghép và thành phần khởi ngữ

0 bình luận về “Viết 1 đoạn văn Tổng Phân Hợp phân tích vẻ đẹp về tính cách và phẩm chất của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng . Đoạn văn có sử dụng câu ghép và th”

  1. Ông Hai là người sống từ lâu ở làng Chợ Dầu nhưng vì hoàn cảnh bắt buộc ông phải sống xa làng trong nỗi nhớ khôn nguôi. Ông rất yêu nơi mình sinh ra và lớn lên và đi đâu cũng khoe với mọi người. Tình cảm của ông thể hiện rất rõ khi nghe tin sét đánh cả làng theo Tây, lúc này tác giả tập trung miêu tả cảm giác của ông đó là “cổ nghẹn đắng”, “da mặt tê rân rân”, như cố trấn tĩnh nhưng đó là sự thật khiến ông rất thất vọng và buồn bã. Suy nghĩ khi nghe tin làng theo giặc, trong ông luôn có tâm trạng cùng sự đấu tranh nội tâm trở nên xung đột, đây là tình huống mà tác giả tập trung miêu tả hình ảnh ông Hai với tấm lòng yêu làng, yêu nước tha thiết và chân thành. Ông thấy xấu hổ vì niềm tin mà mình đã dành cho làng bấy lâu nay đã thực sự sụp đổ trong phút chốc. Nhưng rồi ông cực kỳ vui sướng khi nghe tin làng chợ Dầu vẫn theo Kháng chiến, vẫn đang chống Tây, ông không còn nỗi tủi nhục không còn buồn mà lại vui vẻ khỏe làng của mình người khác. Cuộc sống phải bỏ làng ra đi ai buồn nhưng ta lại thấy hình ảnh ông Hai đi khoe cái tin đó là “Tây nó đốt hết nhà tôi rồi, hết hẳn”, ông vui và tự hào bởi việc Tây đốt nhà giúp cho mọi người hiểu rằng làng chợ Dầu vẫn theo kháng chiến, vẫn yêu nước, đó là niềm vui thực sự. Làng trong ông Hai là một phần ruột thịt, nhà cửa hay tài sản mất đi có thể lấy lại, miễn sao cống hiến cho đất nước vững mạnh đó là niềm vui lớn lao nhất. Tình yêu làng yêu quê hương đất nước trong ông Hai thật giản dị, chân thành, tác giả tập trung miêu tả tâm lí cùng ngôn ngữ nhân vật để làm nổi bật tình cảm của ông Hai với làng, với quê hương.

    Bình luận
  2. Ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của kim Lân là nhân vật điển hình cho người nông dân trong kháng chiến chống Pháp có tình yêu  làng, yêu nước cảm động. Ông Hai yêu làng Chợ Dầu của mình nên thường khoe và tự hào làng của ông là làng cách mạng, v làng kháng chiến. Vì hoàn cảnh ông phải đi tản cư, ông luôn nhớ về làng “ Chao ôi, lão thấy nhớ làng mình quá!”. Gặp đoàn tản cư ông lão hỏi thăm tin tức làng Chợ Dầu thì được người tản cư cho biết làng ông làm Việt gian theo Tây. Đối với ông thì Ông cảm thấy đau đớn, xấu hổ “ da mặt tê rân rân, cổ nghẹn đắng lại, không thở được”, “ông cúi gằm mặt, lảng đi về nhà”. Tin dữ ám ảnh ông, biến ông thành con người khác, chỉ ru rú ở nhà không dán ra ngoài, hay cáu bẳn, gắt gỏng. Khi mụ chủ nhà có ý định đuổi khéo gia đình ông, ông rơi vào trạng thái bế tắc, tuyệt vọng. Ở hoàn cảnh đó ông đấu tranh giằng xé: hay là về làng? Nhưng vừa nghĩ ông đã gạt phắt đi vì về làng tức là theo Tây, bỏ Cụ Hồ, bỏ kháng chiến. Trong sự bế tắc đó, ông tâm sự với con út như một cách ngỏ lòng mình rằng: ở ông, tình yêu làng, trung thành với cách mạng, với kháng chiến không bao giờ thay đổi. Khi được tin cải chính, ông Hai như người chết sống lại, ông lại sung sướng đi khoe làng bị đốt, nhà mình bị cháy. Đó là minh chứng hùng hồn chứng minh làng ông là làng Cách mạng, làng kháng chiến

    từ có gạch chân là khởi ngữ

    Bình luận

Viết một bình luận